7 điểm khác biệt của công việc freelance và việc văn phòng

7 điểm khác biệt của công việc freelance và việc văn phòng

Khi bạn hỏi các freelancers lý do vì sao họ bắt đầu làm công việc freelance của mình, họ thường sẽ trả lời đại loại như là “Tôi muốn làm việc cho bản thân mình”, “Tôi thích tự làm chủ công việc của mình”, hay “Vì sự linh hoạt mà nó đem lại”… Về bản chất, tất cả các câu trả lời đó đều ám chỉ cùng một thứ: họ muốn thoát khỏi sự tù túng của công việc hàng ngày.

Tuy nhiên, nếu công việc freelance đưa bạn ra khỏi sự “cầm tù”, thì nó cũng mang lại cho bạn một số trở ngại. Bởi vì làm freelance, có nghĩa bạn phải làm mọi thứ một mình mà lẽ ra đồng nghiệp trong các bộ phận khác ở công ty sẽ giúp bạn.

Nhưng có một vài điều sẽ không thay đổi cho dù khi bạn làm việc một mình hay làm chung với người khác, vậy nên bạn nên chuẩn bị mọi thứ một cách thật kỹ càng trong bất cứ tình huống nào.

7-diem-khac-biet-cua-cong-viec-freelance-va-viec-van-phong-jobsign


 

1. Đàm phán tiền lương/tiền công

Những nhân viên công sở hàng tháng sẽ nhận được một khoản lương cứng, tăng lương theo quy định và điều đó hoàn toàn ngược lại với các freelancers. Bởi freelancer tự đặt ra mức tiền công cho mình và tự “tăng lương” bất cứ khi nào họ muốn. Tuy nhiên trong thực tế, việc các nhân viên công sở thương lượng tiền lương cũng tương tự như việc các freelancers đàm phán mức phí của họ với khách hàng.

Điểm khác biệt duy nhất là khi làm việc công sở, bạn chỉ cần nhận việc và đàm phán tiền lương một lần, còn các freelancers lại thường xuyên phải làm điều đó với mỗi khách hàng khác nhau, trừ khi bạn có website riêng và niêm yết mức giá của mình trên đó.

2. Báo cáo

Nhiều freelancers tự hào về việc họ không cần phải báo cáo cho bất kỳ ai ngoài bản thân mình. Nhưng trên thực tế, họ vẫn có trách nhiệm phải báo cáo lại cho các khách hàng. Dù đúng là chẳng ai hỏi xem bạn sử dụng thời gian như thế nào hay kiểm tra công việc của bạn suốt cả ngày, nhưng họ vẫn trông chờ bạn chủ động thông báo về công việc khi đến hạn deadline.

Nếu trong trường hợp bạn bị trễ deadline, bạn không thể chỉ nói “Xin lỗi, tôi không đủ thời gian để làm kịp tiến độ”. Lời xin lỗi nên kèm theo lý do thích đáng và bạn phải chấp nhận việc khách hàng có thể cắt giảm tiền công do sự chậm trễ này của bạn.

Trong khi nhân viên công sở báo cáo cho các sếp trên của mình thì freelancer lại phải báo cáo cho khách hàng. Về bản chất thì việc báo cáo vẫn vậy, nó chỉ mang một tên khác với mỗi đối tượng khác nhau mà thôi.

3. Trách nhiệm

Vì bạn không cần phải chịu trách nghiệm hoàn toàn một dự án, làm việc công sở đôi khi đảm bảo rằng bạn sẽ không bị đổ toàn bộ trách nhiệm lên đầu khi có vấn đề xảy ra. Trong một nhóm làm việc văn phòng, người đứng đầu dự án luôn phải gánh phần lớn trách nhiệm cho dù lỗi có là của ai trong số nhân viên đi chăng nữa.

Còn với công việc freelance, tin buồn cho bạn là tất cả mọi trách nhiệm sẽ đổ hết lên đầu bạn khi có vấn đề gì xảy ra cho dù bạn có làm ở bất cứ vị trí nào.

4. Thị phi công sở

Nhân viên công sở hằng ngày phải đối mặt với các mánh khóe nơi văn phòng, với những đồng nghiệp có tính cách và lối cư xử khác nhau. Từ những đối tác xấu tính đến những đồng nghiệp “biết tuốt”, tất cả đều cố lấy lòng sếp. Nếu bạn đã từng làm việc công sở, chắc rằng những điều đó cũng chẳng có gì xa lạ với bạn.

Freelancer cũng sẽ vẫn gặp phải những điều tương tự như vậy hàng ngày, có điều thay vì đồng nghiệp thì họ làm điều đó với khách hàng. Cứ để từ hai freelancers không quen biết trở lên làm việc cùng nhau thì chủ đề “nói xấu” sẽ bắt đầu.

5. Làm việc quá giờ

7-diem-khac-biet-cua-cong-viec-freelance-va-viec-van-phong-jobsign1

 

Nếu bạn bắt đầu làm freelance vì bạn tìm kiếm sự thoải mái lựa chọn giờ làm việc hay một công việc nhẹ nhàng hơn, hẳn bạn sẽ nhanh chóng nhận ra rằng bạn sẽ làm việc nhiều hơn cả khi bạn còn đi làm công sở.

Rất nhiều nhân viên văn phòng luôn phải chịu cảnh làm việc quá giờ nhưng kể cả với các freelancer, điều đó gần như là không thể tránh khỏi. Các freelancer thường ở trong tình trạng làm việc thâu đêm và cả cuối tuần để có thể hoàn thành tiến độ. Nếu bạn muốn trở thành một freelancer thành công thì cần thiết phải làm việc chăm chỉ.

6. Thăng tiến

Trong các công ty, nhân viên thường được thăng chức thông qua việc xem xét năng suất làm việc cũng như các đóng góp của họ. Đối với freelancer, ngoài việc thăng tiến trong sự nghiệp như nhận được tiền công cao hơn hay được làm việc với các khách hàng lớn hơn thì họ cũng tự khích lệ bản thân bằng cách tặng mình một kỳ nghỉ, một khoản tiền thưởng, một món đồ nghề mới,…

7. Tìm kiếm cơ hội mới

Cho dù là khi đang làm việc trong một công ty hay ở đâu khác, nhân viên công sở luôn luôn tìm kiếm các cơ hội mới cho mình: vị trí mới, lợi ích mới, môi trường mới… Các freelancers cũng vậy.

Bạn sẽ luôn tìm kiếm những khách hàng mới, những cơ hội lớn hơn để có thể kiếm được nhiều tiền hơn. Cũng như việc nhiều nhân viên không gắn bó với một công ty cả đời, một freelancer cũng ko làm việc cho chỉ một khách hàng duy nhất, đơn giản đó không phải là đặc thù của công việc freelance. Dù đúng là trên thực tế, mỗi freelancer thường sẽ có vài khách quen nhưng sự hợp tác đó chẳng kéo dài mãi. Việc họ làm cùng các khách hàng mới hoàn toàn là điều tự nhiên.

Vậy điểm khác biệt là gì?

Vậy nếu như có quá nhiều điểm tương đồng giữa công việc freelance và công việc văn phòng, không lẽ chúng ta chỉ đang tự ảo tưởng về những lợi ích của việc làm freelancer?

Câu trả lời là không. Có một diểm khác nhau vô cùng lớn giữa công việc full time và công việc freelance, đó là sự linh hoạt và sự chủ động. Với việc làm công sở, bạn hoàn toàn ko có sự linh động. Bạn không thể làm việc muộn hơn nếu bạn muốn đến phòng tập gym vào buổi sáng, bạn không thể xin nghỉ một buổi bất kỳ nào đó hay tắt máy tính, rời khỏi nơi làm việc để đón con bạn giữa giờ làm việc.

Hơn nữa, với công việc freelance, bạn có thể kiểm soát số tiền mình kiếm được, người bạn làm viêc cùng, thời gian làm việc… Điều tuyệt vời nhất là bạn có thể tự tăng lương cho mình, từ chối các khách hàng mà bạn không muốn làm việc cùng để tìm những người tốt hơn. Bạn hoàn toàn có quyền tự do quản lý, tự do quyết định và đó là những gì cồng việc freelance mang lại cho bạn.