Storytelling là gì và tầm quan trọng của nó trong Content Marketing

Storytelling là gì và tầm quan trọng của nó trong Content Marketing

Với những người muốn theo đuổi chuyên ngành Content marketing thì storytelling là một thuật ngữ không còn quá xa lạ. Những câu chuyện luôn hấp dẫn và thu hút sự chú ý từ người xem. Và đây chính là lý do tại sao storytelling là một công cụ tiếp thị nội dung mạnh mẽ và được ưa chuộng.

Có lẽ storytelling là gì thì ai cũng biết. Thế nhưng để hiểu tường tận về nó cũng như làm cách nào để áp dụng hiệu quả trong các hoạt động marketing thì lại không phải là chuyện đơn giản.

Storytelling là gì?

Storytelling là một phương pháp sử dụng lối kể chuyện với nhân vật và cốt truyện, hư cấu hoặc không hư cấu, để truyền tải gián tiếp một thông điệp quảng cáo.

 

storytelling-la-gi-va-tam-quan-trong-cua-no-trong-content-marketing-job-sign
 

Trái ngược với các loại hình marketing dựa hoàn toàn vào số liệu và dẫn chứng khoa học, storytelling được coi là một yếu tố quan trọng cho sự thành công của các chiến dịch tiếp thị nội dung là bởi nó làm cho nội dung của bạn trở nên hấp dẫn hơn. Không chỉ vậy, các câu chuyện cũng khiến thông điệp của bạn dễ nhớ và dễ lưu lại trong tâm trí người xem hơn.

Đó là do con người luôn có xu hướng cảm thấy kết nối và thân quen với một câu chuyện về một chủ đề nhất định có liên quan tới đời sống của họ; cũng như đồng cảm với các nhân vật và khơi gợi phản ứng với câu chuyện đó. 

Do vậy, kỹ thuật trình bày thông điệp quảng cáo được gói gọn trong một câu chuyện hấp dẫn được cho là một cách tiếp cận khách hàng thông minh và hiệu quả trong thế giới tiếp thị.

Storytelling thường bao gồm một (hoặc một vài) nhân vật chính (dựa trên tính cách khách hàng mục tiêu); xung đột hoặc vấn đề mà họ phải đối mặt (điểm đau của đối tượng mục tiêu;) và cuối cùng là đưa ra giải pháp (gắn chặt với dịch vụ / sản phẩm của bạn).

Tầm quan trọng của storytelling

Chỉ hiểu đơn giản storytelling là gì thôi thì chưa đủ, bạn cần phải hiểu tại sao nó lại quan trọng trong thế giới tiếp thị như vậy.

1. Khi nào có thể sử dụng storytelling?

Một sai lầm khá phổ biến trong thế giới marketing chính là việc để tính chất của sản phẩm hạn chế khả năng sáng tạo nội dung.

 

storytelling-la-gi-va-tam-quan-trong-cua-no-trong-content-marketing3

 

Cụ thể hơn, một số marketer cho rằng không dễ để áp dụng storytelling để tạo ra một câu chuyện đằng sau thương hiệu khi mà sản phẩm của họ “không thú vị”. Tuy nhiên, sự thật là bạn không cần một sản phẩm “thú vị” để khám phá và  tận dụng khả năng kể chuyện cho doanh nghiệp. 

Tất cả những gì bạn cần làm là tạo ra một câu chuyện để truyền tải thông điệp rằng việc sử dụng sản phẩm của bạn có thể tác động tích cực đến đời sống của đối tượng mục tiêu như thế nào. Việc bạn có thể khơi gợi phản ứng tích cực từ khán giả hay không phụ thuộc vào cách bạn kết hợp ba yếu tố quan trọng của một câu chuyện: nhân vật chính; xung đột / vấn đề; và giải pháp.

Vì vậy, nếu bạn nghĩ rằng storytelling không dành cho doanh nghiệp của bạn vì bản chất kinh doanh và sản phẩm của bạn có xu hướng nhàm chán hơn, hãy suy nghĩ lại!

2. Những yếu tố giúp storytelling trở nên hiệu quả 

Trước khi mỗi người làm Content bắt tay vào viết, bạn cần phải nắm rõ nền tảng của một Storytelling đạt hiệu quả tốt. Một câu chuyện về thương hiệu tốt sẽ bao gồm những yếu tố:

  • Tính giải trí: Câu chuyện của bạn trước hết cần mang tính giải trí và giúp người đọc thư giãn sau những giờ làm việc, giờ học căng thẳng. Như vậy, họ mới đủ kiên nhẫn để dừng lại và đọc hết nội dung. Đặc biệt là trong khi trên mạng có quá nhiều nội dung hài hước và thu hút.
  • Tính liên quan: Bởi vì quá tập trung vào tính hài hước giải trí nên đôi khi doanh nghiệp thường “đi quá xa” và rời hẳn ra khỏi sản phẩm/thương hiệu của mình. Hãy đảm bảo rằng khi khách hàng đọc nội dung, họ không phải thốt lên rằng “Cái này thì có liên quan gì?”.
  • Tính độc đáo: Câu chuyện của bạn không nên mang tính “xào xáo” từ một câu chuyện của doanh nghiệp khác. Nó nên được cân nhắc, sáng tạo để mang nét riêng của mình.
  • Tính đáng nhớ: Khách hàng có thể sẽ thấy hay khi đọc xong câu chuyện của bạn. Nhưng như vậy là chưa đủ. Họ còn cần nhớ những thông điệp mà bạn truyền tải. Điều này đặt ra một bài toán khó cho những người làm Content.
  • Tính thực tế: Liệu khi nghe xong câu chuyện của bạn, khách hàng có tìm thấy chính mình trong đó hay không? Nếu họ có, chắc chắn họ sẽ thấy câu chuyện này hay và đắt giá. Ví dụ như câu chuyện của bạn làm họ nhớ về những niềm vui, nỗi buồn trong quá khứ, nhắc họ về một kỷ niệm, một thói quen mà họ không thể quên.

4 cách để Storytelling đạt hiệu quả hơn

Cách 1: Hiểu thật rõ đối tượng khách hàng

storytelling-la-gi-va-tam-quan-trong-cua-no-trong-content-marketing-job-sign2

 

Trước khi lựa chọn topic, người viết hãy hiểu những gì mà khách hàng đang quan tâm, những mối bận tâm của họ bây giờ là gì. Vì thế bạn nên có một bản xây dựng chân dung khách hàng thật đúng và chi tiết. Bạn cũng nên ghi nhớ rằng khách hàng của bạn đôi khi không phải người đọc. Người đọc là người nhìn thấy, đọc được nội dung nhưng họ không có nhu cầu mua hàng. Còn khách hàng là những người chi trả tiền cho sản phẩm của bạn.

Một số câu hỏi mà bạn nhất định phải trả lời được nếu như muốn hiểu rõ khách hàng của mình. Ví dụ như khách hàng có công việc/trình độ giáo dục như thế nào? Họ có mức thu nhập, xu hướng gì? Pain Point của họ là gì? Mục tiêu và động lực trong cuộc sống của họ là gì? Hầu hết các công ty thành công và vượt mức doanh thu đều luôn cố gắng duy trì đánh đúng đối tượng khách hàng của họ. Một thương hiệu thời trang cao cấp sẽ biết khách hàng của họ là những người có thu nhập cao trong cuộc sống và họ thích nâng cao giá trị bản thân qua những bộ đồ lộng lẫy mà không phải ai cũng mua được.

Cách 2: Phản ánh câu chuyện của bạn theo hành trình mua hàng của khách hàng

Ở mỗi thời điểm khác nhau thì khách hàng cũng sẽ có những tâm lý khác nhau. Hơn nữa, nội dung cho từng giai đoạn cũng không nên giống nhau. Kỹ thuật Storytelling đạt hiệu quả nên nắm rõ Customer Journey (hành trình khách hàng). Từ giai đoạn đầu khi cần tăng nhận thức khách hàng về sản phẩm, bạn nên kể một câu chuyện A. Nhưng đến khi khách hàng sắp quyết định mua hàng, bạn lại phải kể một câu chuyện B khác. Và rồi cho đến khi bạn muốn khách hàng quay trở lại với sản phẩm, thì bạn nên kể một câu chuyện C thứ 3.

Cũng bởi ở mỗi giai đoạn khác nhau, khách hàng sẽ tò mò, thắc mắc về những điều khác nhau. Họ còn cảm thấy được truyền cảm hứng bởi những câu chuyện không giống nhau nữa. Vì vậy, không nên dùng 1 câu chuyện cho tất cả. Để mở rộng khách hàng và níu kéo khách hàng trung thành, bạn nên có một chiến lược phù hợp với Customer Journey.

Cách 3: Sử dụng ngôn ngữ của khách hàng

Bạn đã có ý tưởng trong đầu và bạn biết nơi bạn sẽ định vị câu chuyện của mình trong hành trình người mua. Nhưng làm thế nào để bạn viết một câu chuyện mà khán giả thực sự đọc? Ngày nay, mọi người chỉ dành 37 giây để đọc một đoạn nội dung trực tuyến. Sẽ thật tệ nếu như bạn đưa quá nhiều những từ ngữ học thuật, những ngôn từ chỉ bạn hiểu vào trong nội dung. Câu chuyện của bạn nên mang một giọng điệu gần gũi, một ngôn ngữ quần chúng sâu sắc. Những thông tin này cũng đã hoàn toàn có trong bản vẽ chân dung khách hàng tiềm năng.

Ví dụ, với các thương hiệu cao cấp thì bạn nên sử dụng giọng điệu trang trọng lịch sự, bởi khách hàng cũng là những người nhã nhặn tinh tế. Còn thương hiệu bình dân hơn thì có thể sử dụng ngôn ngữ địa phương, trẻ trung cho phù hợp.

Cách 4: Thêm những dữ liệu liên quan và mang tính hỗ trợ

Khi kể chuyện, hãy cho người đọc biết rằng họ không phải là người duy nhất biết đến/sử dụng sản phẩm của thương hiệu. Người làm Content cần tìm hiểu về những case study khác, những khách hàng khác để liên kết về với câu chuyện của mình. Điều này vừa làm cho câu chuyện của bạn đúng hơn, vừa tạo độ tin cậy đối với khách hàng. Người đọc còn thấy đồng cảm khi doanh nghiệp của bạn đã phát triển để giải quyết nhu cầu cho cả 1 cộng đồng. Ví dụ như, sản phẩm sữa trẻ em A sẽ giúp các hội bà mẹ bỉm sữa không còn lo về việc dậy thì sớm, phát triển quá nhanh của con cái mình.

Nếu những thông tin trên hữu ích với bạn, hãy click ngay vào hashtag Marketing bên dưới để cập nhật những bài viết mới nhất về ngành Marketing nhé!