Nghề Freelance và con đường chung sống với nghề này

Nghề Freelance và con đường chung sống với nghề này

Freelancer đang dần trở thành một lựa chọn nghề nghiệp phổ biến của giới trẻ. Thế nhưng làm freelancer có đơn giản chỉ là ngồi bất cứ nơi nào mình thích và làm việc không? Dưới đây là những chia sẻ của chính người làm nghề Freelance chia sẻ với các bạn.

Sống tự do có nề nếp

Một điểm rất tuyệt vời khi trở thành một freelancer là bạn được quyền chọn lựa đối tác, công việc, và thời gian. Bạn có thể mặc một bộ đồ ngủ, ngồi bất kì một góc nào bạn thích và làm việc. Bạn có thể bắt đầu giờ làm từ 10h sáng thay vì thức dậy từ 6h hay 7h để kịp tới công ty. Bạn có thể có không giới hạn số lần nghỉ giữa giờ mà không lo ai đánh giá.

viec-lam-online-tai-nha-cho-sinh-vien-co-anh-huong-den-viec-hoc-jobsign2

 

Nếu bạn xác định theo đuổi con đường freelance lâu dài và nghiêm túc, hãy hiểu rõ giới hạn làm việc của bản thân. Bạn có thể chọn làm việc cật lực liên tục một thời gian rồi nghỉ ngơi một thời gian và vẫn cảm thấy ổn. Nhưng đây không phải một giải pháp lâu dài cho sức khỏe.

Thay vào đó, hãy lên kế hoạch sinh hoạt cá nhân, thời gian dành cho công việc, thời gian dành cho các mối quan hệ thật linh hoạt nhưng hợp lí. Bằng cách đó bạn vẫn có thể kiếm được số tiền mong muốn, đảm bảo sức khỏe, và duy trì được giao tiếp xã hội.

Hãy chuyên nghiệp như công ty hàng đầu trong ngành

Để tồn tại trong nghề khi làm việc đơn độc, bạn buộc phải chuyên nghiệp không kém (thậm chí phải hơn) bất kì một công ty nào. Hãy bắt đầu từ việc xây dựng một bản CV và hồ sơ năng lực thật chỉn chu để đưa đến những ấn tượng tốt cho khách hàng ngay từ những tiếp xúc đầu tiên.

Giao tiếp là một phần rất quan trọng khi cung cấp một dịch vụ. Hãy tưởng tượng bạn đang ở một nhà hàng sang trọng, thưởng thức những món ăn ngon tuyệt nhưng nhân viên giao tiếp cụt ngủn, không dùng kính ngữ khi nói chuyện với khách. Khi suy nghĩ đến việc quay lại đó lần nữa, thái độ của nhân viên có khiến bạn lăn tăn không?

viec-lam-online-tai-nha-cho-sinh-vien-co-anh-huong-den-viec-hoc-jobsign

 

Điều tương tự cũng áp dụng trong nghề freelance. Hãy giao tiếp với khách thật lịch sự, rõ ràng và nghiêm túc. Trong một số trường hợp, bạn có thể điều chỉnh lời lẽ theo phong cách nói của khách hàng để họ cảm thấy dễ giao tiếp hơn.

Sự chuyên nghiệp còn thể hiện ở việc tìm hiểu những yêu cầu của khách hàng và công việc thật cụ thể để có thể hoàn thành công việc tốt nhất. Nhưng quan trọng nhất vẫn là đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc. Khách hàng sẽ có thể bỏ qua những sai sót nhỏ của một người mới vào nghề nếu sản phẩm của bạn đạt được tiêu chuẩn họ mong đợi.

Làm sao để có khách hàng

Nguồn khách hàng đầu tiên và tiềm năng nhất của tôi tới từ những mối quan hệ bạn bè, quen biết và các mạng xã hội. Theo lý thuyết "Sau chặng phân cách" (6 degrees of separation) của Frigyes Karinthy thì hai người bất kì trên thế giới có thể được liên kết với nhau bằng tối đa 6 bước quan hệ kiểu "người quen của người quen".

Thế nên, những người quen biết, bạn bè, người thân hay chỉ là những người vô tình có kết nối trên mạng xã hội cũng có thể trở thành khách hàng hoặc cầu nối giữa bạn và khách hàng của bạn. Đây cũng là cách đơn giản nhất để tìm kiếm những công việc đầu tiên.

10-bi-quyet-giup-freelancer-nu-can-bang-cong-viec-va-gia-dinh-jobsign

 

Hãy tận dụng những mạng xã hội như LinkedIn, Facebook, Instagram, Behance,… để tìm kiếm khách hàng. Tôi từng nhận được một công việc khá hậu hĩnh của một công ty công nghệ tại Mĩ trong dự án có liên quan đến Việt Nam của họ.

Trở thành freelancer, bạn có nhiều tự do hơn trong việc lựa chọn khách hàng, công việc, chủ động thời gian và địa điểm làm việc. Nhưng cùng với đó, bạn cũng sẽ luôn phải đối mặt với nguy cơ "ế" hàng, đặc biệt trong giai đoạn bắt đầu. Mọi lựa chọn đều có cái giá của nó.

Và như mọi công việc khác, để trở thành một freelancer thành công bạn cần nghiêm túc và đầu tư xứng đáng cho công việc đã chọn. Không có con đường nào dễ dàng cả nhưng chỉ cần bạn quyết tâm và không bỏ cuộc thì sớm muộn bạn cũng sẽ tới đích