“Mách nước” cho sinh viên tìm việc làm thêm thời bão giá

“Mách nước” cho sinh viên tìm việc làm thêm thời bão giá

Với việc chi phí sinh hoạt ngày càng trở nên đắt đỏ, số lượng sinh viên tìm việc làm thêm ngày một tăng lên. Một điều tra mới đây chỉ ra rằng, gần ⅔ số sinh viên đi làm các việc bán thời gian để có đủ tiền trang trải học phí. Ngoài ra, sinh viên còn sử dụng số tiền kiếm được cho những nhu yếu phẩm cần thiết như ăn, ở, điện, nước.

Làm việc bán thời gian – Sinh viên được gì?

Tại sao một bộ phận không nhỏ sinh viên tìm việc làm thêm và không tập trung học tập trong khi bố mẹ của họ phải chi trả một khoản tiền không hề ít cho việc học. Tất nhiên, sẽ chẳng như con thiêu thân đi làm thêm kiếm tiền nếu sinh viên không nhận được một số lợi ích ngay trước mắt.

hunting job

 

Tiền – Điều này là hiển nhiên bởi mọi người đi làm đều mong muốn công sức mình bỏ ra được đền đáp xứng đáng. Chưa kể, số tiền có từ việc làm thêm giúp giảm bớt gánh nặng trên đôi vai bố mẹ và cho phép sinh viên chi tiêu một vài khoản nho nhỏ cho bản thân.

Thủ quỹ – Sinh viên đã đi làm thường có cách tiêu tiền khá khôn ngoan bởi việc làm bán thời gian thường là những công việc nặng nhọc và mức lương cũng không quá cao. Họ biết tính toán chi tiêu cho những danh mục cần thiết như tiền nhà hay tiền sách vở.

Quản lý thời gian – Ngoài học tập, công việc làm thêm cũng ngốn của bạn không ít thời gian, buộc bạn phải biết sắp xếp, quản lý quỹ thời gian thật khoa học và đặt thứ tự việc ưu tiên lên trước để công việc không bị chồng chéo. Việc sử dụng thời gian hiệu quả không chỉ có lợi cho việc học mà còn cho công việc sau này của bạn.

Ít suy nghĩ lung tung – Nghe có vẻ thật buồn cười nhưng hãy thử nghĩ xem công việc và học tập liệu có để cho bạn một chút thời gian rảnh rỗi mà cảm thấy buồn chán hay tức cảnh sinh tình hay không.

Cánh cửa nghề nghiệp – Việc làm thêm được coi là cánh cửa thần kỳ bởi nó mở ra cơ hội tiến gần hơn đến mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai. Một ứng viên đã có kinh nghiệm hẳn sẽ tỏa sáng hơn so với những người còn lại. Vì vậy, xây dựng mối quan hệ với các chuyên gia trong lĩnh vực bạn quan tâm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường giúp sự nghiệp của bạn thăng tiến trong tương lai.

Kỹ năng mềm – Một loại kỹ năng chưa bao giờ được dạy tại trường đại học nhưng theo bạn đến bất kỳ nơi đâu. Đó là những kỹ năng mềm, bao gồm: làm việc nhóm, giao tiếp tích chực, sự chủ động, tiếp thị bản thân,…

“Nếu bạn muốn đi nhanh, hãy đi một mình, nếu bạn muốn đi xa, hãy đi cùng bạn bè” là câu nói phổ biến, hàm ý rằng một người không thể thành công và tiến xa hơn nếu làm việc mà không có đồng đội. Tuy nhiên, làm việc nhóm không dễ bởi tuy cùng một đội, mỗi người lại mang một tính cách khác nhau. Sinh viên làm thêm lại được rèn luyện kỹ năng này. Bởi vậy, đến khi ra trường bạn đã có thể áp dụng chúng vào công việc một cách hoàn hảo.

Ngoài ra, khả năng đối phó với vấn đề xảy ra bất ngờ luôn được đánh giá cao. Vì thế, nếu bạn một quyển sổ lưu giữ về các sự cố bất ngờ và cách giải quyết chúng, hãy sử dụng chúng trong buổi phỏng vấn.

Để cân bằng thời gian – Sinh viên cần làm gì?

Chắc hẳn bạn sẽ có băn khoăn rằng việc làm bán thời gian có ảnh hưởng không tốt đến việc học hành và công việc của bạn, vậy làm sao để bảo toàn cả hai? Nhiều sinh viên khác cũng như bạn. Nếu họ có thể, tại sao bạn không thể vượt qua? Đây là cách của họ:

jobsign-2

 

Lập bảng quản lý thời gian – Đừng bao giờ cảm thấy ngại ngùng khi mang theo một quyển nhật ký hoặc có một bản thời gian biểu sặc sỡ bởi bạn cần phải đánh dấu những sự kiện quan trọng, những deadline cận kề, sự thay đổi buổi học hay ca làm việc.

Sắp xếp thứ tự ưu tiên – Hãy đặt thứ tự ưu tiên cho công việc thay vì ôm đồm quá nhiều thứ bởi bạn chỉ có 24 giờ/ngày và 7 ngày/ tuần giống như tất cả mọi người.

Thông báo kịp thời cho người thuê – Một khi chấp nhận thuê sinh viên, thì chắc chắn người chủ của bạn cũng sẽ hiểu rằng lịch học của bạn có thể sẽ thay đổi. Vì vậy, đừng ngại ngần thông báo với họ về những buổi học hay deadline quan trọng và xin phép nghỉ làm để chuyên tâm hoàn thành mục tiêu học tập.