Khả năng ứng phó với sự bất định đại dịch Covid – Kỹ năng quan trọng thời đại 4.0

Khả năng ứng phó với sự bất định đại dịch Covid – Kỹ năng quan trọng thời đại 4.0

Ngày nay, chúng ta sống trong thế giới toàn cầu hóa của cách mạng 4.0, thêm vào đó là dịch bệnh bất ngờ xảy đến. Mọi thứ biến chuyển từng ngày. Bạn muốn thay đổi để thích ứng với sự thay đổi hay dậm chân tại chỗ và bị bỏ lại phía sau? Có lẽ, giờ đây sự bất định là điều vững chắc duy nhất trong hành trình sự nghiệp của chúng ta.  

Con người từ thời tiền sử đã được lập trình để tìm kiếm sự bất định. Để ta nhận ra đó là hiểm nguy. Sau đó, chúng ta giả định điều xấu nhất có thể và tìm cách đối phó với sự bất định ấy. Chính vì vậy, con người ai cũng lo sợ sự bất định. Theo cách thông thường, chúng ta sẽ gặp những phản ứng như lo âu, căng thẳng, sợ hãi, thiếu động lực, đóng hẹp suy nghĩ khi phải đối mặt với sự thay đổi. Khi gặp tình trạng như vậy, bạn đừng quá lo lắng vì não bạn muốn vậy, nó tạo ra phản ứng giữ bạn an toàn. Tuy nhiên, sự thật là nothing is as bad as it seems – chẳng có gì quá tồi tệ như cách bạn nghĩ.  

Cho nên, chúng ta đều là con người, đều sợ hãi sự bất định. Chỉ có người dám đổi mắt và vượt qua nỗi sợ hãi này, là người thắng cuộc. Đơn giản vậy thôi đó, đặc biệt là trong giai đoạn Covid cực kì khó khăn. 

Khả năng ứng phó với sự bất định là gì?  

Ứng phó với sự bất định là khả năng chấp nhận, thay đổi linh hoạt, đối mặt với vấn đề một cách dễ dàng. Khi công việc xảy ra sự cố bất chợt, chúng ta vẫn đảm bảo quy trình diễn ra hiệu quả và đạt mục tiêu.

Cách để giữ cho bản thân luôn vững vàng và sẵn sàng ứng phó với sự bất định

Sau đây là 3 phương pháp đơn giản, bạn có thể ứng dụng để luôn giữ cho bản thân không bị hoảng loạn và đối phó được với sự bất định:  Hãy chấp nhận sự bất định và tập trung vào những việc bản thân có thể kiểm soát.

 

kha-nang-ung-pho-voi-su-bat-dinh-dai-dich-covid-ky-nang-quan-trong-thoi-dai-40-job-sign
 

1. Thuyết Circle of Influence  

Dựa theo thuyết Circle of Influence, vòng tròn ảnh hưởng của Stephen Covey, ông đề cập đến 3 vòng tròn trong đời ta là:

- Circle of control: vòng tròn những điều ta có thể 100% kiểm soát được. Ví dụ bạn có thể quyết định cách mình phản ứng với sự việc xảy đến theo cách mà bạn mong muốn. Thay vì nóng giận, bạn có thể bình tĩnh.  

- Circle of influence: Đây là vòng tròn những điều ta không thể kiểm soát 100% nhưng ta có thể tác động đến một phần kế quả. Ví dụ: Bạn là sếp, bạn có thể nhắc nhở nhân viên hoàn thành công việc nhưng không đảm bảo họ có làm theo hay không.

- Circle of concern: Vòng tròn quan tâm bao gồm tất cả những điều bạn quan tâm tới trong cuộc sống. Tuy nhiên bạn không thể kiểm soát hay gây ảnh hướng tới vòng trong này. Ví dụ: Bạn đọc tin tức hằng ngày và quan tâm đến dịch Covid 19, dẫu vậy vấn đề này hoàn toàn ngoài tầm kiểm soát của bạn.  

 

kha-nang-ung-pho-voi-su-bat-dinh-dai-dich-covid-ky-nang-quan-trong-thoi-dai-40-job-sign2
 

Sự bất định nằm ở vòng tròn số 3. Có rất nhiều thứ trong cuộc sống dù bạn rất muốn cũng không thể ảnh hưởng hay thay đổi được nó. Dịch bệnh là một ví dụ điển hình. Bạn chẳng thể tác động hay làm gì được. Khi không thể tác động đến một vấn đề  thì chúng ta hãy chấp nhận nó, tìm hiểu nó nhưng đừng quá lãng phí thời gian, công sức. Chúng ta chỉ nên chú ý đến 2 vòng tròn đầu tiên, những điều ta có thể kiểm soát và tác động. Khi bạn lập trình lại suy nghĩ, bạn sẽ biết điều gì nên và không nên làm. Ngược lại, bạn lo sợ, chỉ tập trung vào những điều không thể rồi bất lực ngồi đó kể lể than vãn, thì vòng tròn ảnh hưởng của bạn sẽ ngày càng nhỏ lại và có thể mất luôn.  

Cho nên, một lần nữa hãy ghi nhớ rằng: Bạn nên chấp nhận có những thứ mình không ảnh hưởng được, và thay vào đó tập trung vào những gì bản thân có thể kiểm soát hay ảnh hưởng được.

2. Phát triển tư duy mở

Người có tự duy hẹp (fixed mindset) tin rằng họ không thể làm được. Tư tưởng này khiến họ khó vượt qua khi phải đối mặt với thách thức. Họ có xu hướng cảm thấy mất niềm tin, thậm chí bất lực.

Ngược lại, người có tư duy mở và cầu tiến (growth mindset) tin rằng chỉ cần mình cố gắng, thay đổi là có thể tiến bộ hơn. Chính thái độ này giúp họ trở nên thành công hơn so với kẻ bảo thủ. Người cầu tiến, họ vui vẻ chấp nhận thử thách, xem thử thách như cơ hội để họ học hỏi được những cái hay cái mới. Khi gặp khó khăn hay thất bại, thái độ của người có tư duy mở là “ Còn cách nào khác không nhỉ? Mình sẽ thử cách khác”. Đối với họ, thất bại chỉ là chưa làm đúng cách, họ sẽ tìm hướng giải quyết khác.  

Khi vui vẻ chấp nhận thử thách mới của sự bất định, bạn có động lực tiến về phía trước và luôn tìm thấy nhiều cơ hội mới để khám phá và phát triển bản thân mình. 

 

kha-nang-ung-pho-voi-su-bat-dinh-dai-dich-covid-ky-nang-quan-trong-thoi-dai-40-job-sign3
 

3. Luôn nhìn ra cơ hội

Người thất bại chỉ nhìn thấy nguy. Trái lại, người thành công luôn tìm kiếm cơ hội. Không phải họ không nhìn thấy nguy hiểm, rủi ro. Họ thấy hết, và tin tưởng vào bản thân mình có thể khống chế và đưa ra hướng quyết vấn đề. Khi công việc gặp trục trặc vì dịch bệnh chẳng hạn, họ sẽ dành thời gian này để học tập, nâng cao kỹ năng chuyên môn. Đến khi mọi chuyện tốt đẹp hơn, họ có thể tự tin gia nhập thị trường lao động.  

  • - Cho nên, khi đứng trước sự bất định, thay vi ủ rũ, mất phương hướng bạn nên:  
  • - Bình tĩnh ngồi xuống viết ra những thách thức có thể xảy đến.
  • - Tìm ra phương án giải quyết rủi ro này.
  • - Đừng tự giới hạn bản thân mình thay vào đó, hãy học hỏi nhiều hơn.  
  • - Quan trọng hơn hết là nhận dạng những cơ hội mới và tập trung nắm bắt nó.  
  • - Làm được điều này, bạn sẽ có cái nhìn tích cực và không ngừng thay đổi để tiến lên.  

Bài viết trên đây Jobsign đã chia sẻ quan điểm về kỹ năng ứng phó với sự bất định. Khi các bạn rèn luyện kỹ năng này tốt, bạn sẽ tự tin đối phó với mọi thay đổi nhất là trong thời điểm đại dịch này. Chúc bạn thành công.