Hướng dẫn tự học viết Content cho người mới bắt đầu từ A-Z

Hướng dẫn tự học viết Content cho người mới bắt đầu từ A-Z

Nếu bạn đang muốn học viết content nhưng lại chưa biết bắt đầu từ đâu, thì đây chính xác là bài viết dành cho bạn. Jobsign sẽ hướng dẫn bạn từng bước tự học content marketing sao cho bài bản, hiệu quả và tiết kiệm thời gian nhất.

5 bước tự học viết content từ cơ bản đến nâng cao

Cho dù bạn đang tập viết bài đăng trên website, mạng xã hội, bài báo, thậm chí cả viết sách thì các phương pháp tự học dưới đây đều sẽ mang lại hiệu quả cao cho bạn.

Bước 1: Hiểu rõ content có 02 cách học

Để viết được một bài content hay (đạt kết quả gì đó) thì bạn sẽ cần tư duy viết và vốn từ để viết.

Để rèn tư duy và vốn từ thì bạn sẽ phải học theo 2 cách dưới đây…

ky-nang-viet-content

 

1. Rèn tư duy viết bằng cách học chủ động:

Tư duy viết là các kỹ thuật viết, câu nào nên xếp trước, câu nào nên xếp sau, khi nào nên viết ngắn, khi nào viết dài, viết làm sao để đạt được mục tiêu Marketing,…

Để học được tư duy thì bạn cần:

  • Tìm tòi học những thuật ngữ Content Marketing hay gặp, các cách viết content, các công thức viết, quy trình viết,…
  • Hiểu được thế nào là thương hiệu (brand), insigtht khách hàng là gì,…
  • Tự tìm học trên trường lớp, học từ thầy cô, từ những chuyên gia trong ngành.
  • Tự lập được chiến lược, kế hoạch nội dung, hoặc ít nhất là hiểu để làm việc chung với người khác.
  • Chủ động nghiên cứu những người viết giỏi, những bài viết tốt để xem họ làm thế nào.
  • Tự tìm sách, tài liệu chuyên ngành Content Marketing để học hỏi.
  • Học rộng ra để hiểu bản chất của vấn đề (Marketing, SEO, và cả Sale)…

2. Rèn vốn từ bằng cách học bị động:

Vốn từ là từng câu, từng chữ của bạn, là lời ăn tiếng nói của bạn. Vốn từ càng nhiều bạn viết càng hay, càng dễ và càng nhanh.

Để có vốn từ dồi dào thì bạn nên học một cách bị động như sau:

  • Đọc thật nhiều nhiều tiểu thuyết, sách các thể loại.
  • Đọc những bài viết từ những cá nhân nổi bật.
  • Rèn kỹ năng giao tiếp, nói chuyện với càng nhiều người càng tốt.
  • Nghe podcast, sách nói, các youtuber, streamer hoạt ngôn.
  • Thường xuyên ghi chú lại mọi thứ bạn thấy hay, đáng nhớ.


Nói chung là đi, học, đọc, sử dụng vốn từ thật nhiều để vốn từ tự ngấm vào người.

Áp dụng linh hoạt 2 cách học chủ động lẫn bị động, chẳng sớm thì muộn bạn cũng giỏi trong ngành này.

Bước 2: Lập kế hoạch học tập rõ ràng.

Để tránh mông lung, không biết đi đâu làm gì ngay từ đầu thì bạn phải lên cho mình được một bản kế hoạch học tập thật khoa học, đầy đủ các yếu tố sau:

Xác định được khối kiến thức mà bạn cần phải trau dồi.
Liệt kê những thứ bạn cần học vào danh sách thật chi tiết.
Nhưng, có một vấn đề… Người mới chưa biết gì thì sao mà làm kế hoạch để học được nhỉ?

Đừng lo, đã có Jobsign ở đây vạch kế hoạch cho bạn, chỉ với 03 bước đơn giản sau đây…

Đầu tiên, bạn cần tìm hiểu tổng quát về ngành content marketing để biết được người viết content thường làm những công việc gì.

Ví dụ, người viết content Website thì sẽ có những công việc là:

  • Tìm từ khoá, nhóm các từ khoá đồng nghĩa.
  • Nghiên cứu đối thủ để lập dàn ý (Outline).
  • Viết và tối ưu content chuẩn SEO.
  • Tối ưu size ảnh, đặt alt, đặt mô tả cho hình ảnh.
  • Một số kỹ thuật SEO (tối ưu bài viết, đi link, guest post,…)


Người viết content Facebook thì thường làm:

  • Nghiên cứu khách hàng, sản phẩm, thương hiệu.
  • Lập kế hoạch Content Marketing, làm Content Direction.
  • Brainstorm – “bão não” để nghĩ ra các ý tưởng content.
  • Viết content bán hàng, viết content tương tác, content nhận diện,…
  • Thiết kế hình ảnh cơ bản, chuyên sâu.


Tiếp theo, sau khi xác định được các công việc cụ thể, bạn sẽ chọn xem mình phù hợp với công việc gì nhất và bỏ chúng nó vào danh sách những thứ cần học.

Cuối cùng, tìm kiếm nguồn tài liệu để học từng thứ một.

Bước 3: Tìm kiếm tài liệu để học

“Garbage in, Garbage out” (GIGO) là một thành ngữ được dùng phổ biến trong khoa học máy tính, nghĩa là: Chất lượng đầu ra được quyết định bởi chất lượng đầu vào.

Có thể dịch hiểu trong tiếng Việt là: “Nguyên liệu là rác thì thành phẩm cũng là rác”.

Tương tự, dù bạn bỏ ra bao nhiêu thời gian học, làm đủ cách mà học ở sai nguồn thì bạn cũng chẳng bao giờ khá lên được. Nên hãy thật kỹ tính trong việc chọn tài liệu học nhé.

Jobsign hướng dẫn bạn 4 cách kiếm tài liệu xịn

  • Tự tìm tài liệu trên Google
  • Hãy liệt kê ra danh sách các từ khoá mà bạn nghĩ là nó có thể giúp bạn hiểu sâu về ngành content. Ví dụ như các từ khoá sau:

- Hiểu rõ Content là gì & quy trình viết content.
- Thế nào là content chất lượng?
- Cách viết bài chuẩn SEO.
- Cách viết bài thu hút khán giả.
- Các mẹo viết content để việc viết dễ dàng hơn.
- Làm thế nào để tạo được content chất lượng?
- Những sai lầm khi viết content chuẩn SEO?
- Một Writer giỏi có những kỹ năng viết content thế nào?
- Các hình thức viết lách kiếm tiền?

Bạn hoàn toàn có thể học theo lộ trình mà Jobsing vạch ra bên trên để có thể thành thục trong việc viết content nhé.

content-hay-hap-dan-thu-hut-khach-hang

 

  • Tìm tài liệu trên các nhóm cộng đồng

Ở các nhóm cộng động bạn không chỉ được học từ nhiều chuyên gia ở các mảng khác nhau, mà còn có thể xem được rất nhiều tâm tư buồn, vui, hài hước của những người trong ngành.

Vừa học, vừa giải trí, vừa giao lưu và xa hơn là xây dựng thương hiệu trong nhóm. Một nguồn miễn phí nhưng chất lượng hơn bất cứ nơi nào.

  • Đầu tư một khoá học Content Marketing chất lượng

Những thông tin được chia sẻ miễn phí ở các nguồn vẫn rất hạn chế, thường là không đầy đủ. Ít người chia sẻ tâm huyết mà miễn phí như Kind Content lắm.

Nên, việc đăng ký (nhiều) khoá học chuyên sâu, bài bản vẫn là cần thiết nếu bạn muốn bứt phá trong nghề. Có nhiều khoá chỉ có vài trăm k, nhưng những kiến thức trong đó thì giá trị hơn nhiều lần.

Bước 4: Tiến hành học và ghi chú

Dù cho bạn muốn học bất cứ thứ gì thì bước ghi chú luôn là những bước bắt buộc. Và với nghề viết, nó không chỉ giúp bạn mỗi ghi nhớ lại những thứ quan trọng đâu.

Lợi ích của ghi chú khi học viết content:

  • Hệ thống hoá kiến thức để chắc chắn bạn sẽ không quên bất cứ cách viết nào hiệu quả.
  • Sau này đăng những thứ bạn đã học lên MXH để gây dựng uy tín, thương hiệu cá nhân trong ngành.
  • Huấn luyện lại cho cấp dưới dễ hơn. (Đừng nói bạn không muốn làm Leader hay kinh doanh riêng trong tương lai nhé)
  • Sau khi thực hành một thời gian, bạn sẽ biết được những lời khuyên nào không hiệu quả và sửa đổi chúng.
  • Giúp bạn viết giỏi hơn, tư duy logic sắp xếp tốt hơn.


Một vài cách để ghi chú hiệu quả:

  • Nên ghi chú theo dạng sơ đồ tư duy.
  • Trình bày thật rõ ràng, sạch đẹp. (Bạn nào không có khiếu thì ghi chú online giống Kind cũng được)
  • Chọn lọc chứ đừng ghi quá nhiều thông tin lên một trang giấy.
  • Nhớ bôi bằng dùng bút dạ, hoặc bút màu khác nhau để gạch chân những tiêu đề lớn hoặc những ý quan trọng.
  • Nên liệt kê ngắn gọn chứ đừng văn chương lai láng dài dòng.
  • Nếu bạn có thể diễn tả bằng hình ảnh thì sẽ tốt hơn nhiều.

Bước 5: Thực hành, thực hành và thực tập

Nghề viết là nghề của thực hành, bạn học lý thuyết mà không lăn vào viết, xoá, sửa thì cũng chẳng thể nào phát triển được đâu. Nên đây cũng là bước bắt buộc nhé.

Bạn có thể bắt đầu thực hành với những ý tưởng đơn giản dưới đây…

  • Các chủ đề cho bạn luyện viết

Viết cho chính bạn. (Câu chuyện vui/ buồn/ trong quá khứ; 5 bài học quý giá với bạn nhất; Quyển sách/ bộ phim bạn thích nhất; Dự định sắp tới của bạn; Chia sẻ một thứ gì đó hữu ích mà ít người biết,…)
Viết cho thương hiệu của bạn hoặc thương hiệu nào đó bạn thích (Viết bài tương tác; Bài bán hàng; Bài thông tin; Bài hữu ích; Câu chuyện thương hiệu; Trend,…)
Viết bất cứ thứ gì bạn thích ngay tại thời điểm nào đó (Luôn luôn mang theo quyển ghi chú nha)

  • Xin vào công ty để thực tập

Khi vào thực tập thì bạn cũng nên nhớ: Bạn vẫn chỉ đang trong quá trình học viết content mà thôi. Nên đừng quá quan tâm tới lương tháng, mà hãy quan tâm đến những thứ mà bạn có thể học.

Yên tâm, làm và học ở môi trường công ty bạn sẽ ngộ ra rất nhiều thứ. Ví dụ như những sai lầm, những thực tế, góc khuất,… Bạn cứ đón nhận tất cả, chúng sẽ giúp giỏi hơn rất nhiều.

Nếu bạn còn cách tự học viết content nào hay hơn, thì nhớ chia sẻ cho Jobsign và cộng đồng biết nhé. Nếu còn thắc mắc gì về nghề content nữa thì cứ hỏi Jobsign!