FREELANCER HỌA SĨ: 10 lời khuyên hữu ích cho bạn

FREELANCER HỌA SĨ: 10 lời khuyên hữu ích cho bạn

Làm một freelancer giúp bạn có một lịch làm việc linh động, và cơ hội để làm chủ chính mình – nhưng việc đổi từ cuộc sống văn phòng sang công việc tự do có thể trở nên vô cùng khó khăn. Để giúp những ai đang nghĩ đến chuyện tự lập, chúng tôi đã hỏi lời khuyên từ những nghệ sỹ freelancer hàng đầu, hoặc đã từng làm freelancer.

Bạn có thể đọc thêm về một số mẹo để sống sót qua năm đầu tiên làm freelancer: phải biết tất cả mọi thứ bao gồm cách tìm khách hàng và cách giữ cảm hứng cho bản thân. 

1. Làm cho một công ty trước

Tôi sẽ khuyên bất kỳ ai muốn trở thành freelancer concept artist là hãy bắt đầu làm việc cho một công ty trước. Quá nhiều người nhảy vào công việc freelance mà không có kinh nghiệm gì về ngành nghề.

Đầu tiên, bạn phải biết được năng suất của mình. Là một freelancer, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm cho việc đưa ra thời gian hoàn thành công việc dự tính cho khách hàng.

Tiếp theo, bạn cần phải biết bạn đáng giá bao nhiêu. Tạo mối quan hệ với những artist khác tại studio sẽ giúp bạn tìm ra giá trị xứng đáng dành cho kỹ năng hiện tại của mình.

2. Đừng ngại tiếp thị bản thân

Chúng ta sống trong thời đại khắc nghiệt khi mà bất kỳ công việc nào cũng vô cùng cạnh tranh. Hiện tại, internet chính là vũ khí mạnh nhất để chúng ta quảng cáo bản thân, nên hãy tận dụng nó.

Quảng cáo bản thân mình trên các diễn đàn, đăng các tác phẩm của bạn lên những trang web liên quan đến art, chia sẻ tác phẩm của người khác, và giao tiếp. Tóm lại, hãy có mặt ở tất cả mọi nơi. Ai đó sẽ chú ý đến bạn.

Nhưng hãy nhớ: Không nên ngại ngùng không có nghĩa là bạn phải tỏ ra là một người xấu. Giúp người khác và chia sẻ kiến thức sẽ giúp mọi người cảm thấy gần gũi với bạn và khiến bạn trở nên thu hút hơn trong mắt khách hàng.

3. Dùng mạng xã hội

Đăng bài lên các diễn đàn trong những website liên quan đến art (DeviantArt, Conceptart.org) và những trang web kiếm việc online (Jobsign) là những sự lựa chọn rất tốt để có được sự chú ý đầu tiên.

Những công ty hiếm khi đọc những gì các hoạ sỹ viết khi họ nộp đơn xin việc, nên hãy tìm những bài post có sẵn của khách hàng tìm hoạ sỹ. Nếu những yêu cầu của họ phù hợp với kỹ năng của bạn, gửi cho họ một email với tất cả những thông tin cần thiết, cho thấy sự quan tâm của bạn đến dự án của họ. Việc này có thể sẽ tốn một vài lần thử: cố gắng trở nên năng nổ trên mạng xã hội và có một portfolio được update với những tác phẩm tốt nhất của bạn sẽ giúp bạn rất nhiều.

Nếu bạn phải tự tạo nên một thông báo, đọc những bài đăng từ những hoạ sỹ khác trên diễn đàn và xem bài đăng nào hiệu quả nhất. Đặt bản thân vào góc nhìn của khách hàng: Bạn sẽ muốn làm việc với người này không?

4. Đừng đánh mất cơ hội khi bạn được gặp mặt-đối-mặt

Nhớ rằng mỗi hành động đều có hiệu ứng lan toả trong ngành nghề của bạn. Tôi đã từng thấy nhiều nghệ sỹ tuyệt vời nhưng gặp rất nhiều khó khăn trong việc kiếm việc không phải vì họ thiếu năng lực, mà do họ thiếu các mối quan hệ để giúp họ qua khoảng thời gian khó khăn.

Khi có cơ hội gặp gỡ mặt-đối-mặt để mở rộng các mối quan hệ trong mạng lưới nghề nghiệp, hãy cẩn thận với các các hành vi cử chỉ của bạn, như bạn đang hẹn hò lần đầu tiên vậy. Quá nhiều lần tôi tham dự các sự kiện và chứng kiến ai đó phá hỏng danh tiếng của mình bằng những hành vi khó chịu và không thông minh.

70b7e241ef7d1bf5ee3042035f98d427a7f4a59562ff9465e010bc1d6583978b


 

5. Tôn trọng khách hàng

Một vài người chuyên nghiệp sẽ nói rằng họ chỉ làm công việc của họ và chẳng quan tâm mấy đến mối quan hệ của họ với khách hàng. Điều đó cũng ổn nhưng chẳng có gì sai khi phát triển mối quan hệ thân thiện với khách hàng, điều đó sẽ giúp họ sẽ muốn làm việc với bạn hơn.

Giữ mối liên lạc thường xuyên, bàn bạc công việc qua điện thoại hoặc skype và, tất nhiên, tránh trễ deadline liên tục. Đôi khi bạn cần thêm một ít thời gian nhưng đừng lạm dụng quá.

Và hãy chắc chắn rằng bạn luôn hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất. Không có gì tồi tệ hơn việc làm ai đó thất vọng bằng cách giao cho họ những sản phẩm tệ hơn 2 lần so với những gì họ thấy trong portfolio.

6. Có tổ chức

Tạo ra một hệ thống làm việc có tổ chức phù hợp cho bạn là chìa khoá để tồn tại khi làm freelancer. Vì bạn không có sếp nên sẽ không có ai nói bạn phải làm gì, vì thế bạn phải chủ động.

Nếu có thể, hãy làm thời gian biểu cho một ngày, một tuần hay một tháng, và tự tạo ra những nhắc nhở cho bản thân. Mục tiêu nhỏ là một cách để hoàn thành các nhiệm vụ mà không bị quá sức.

7. Nên bắt đầu thói quen làm việc sớm

Tìm ra nhịp điệu phù hợp là vô cùng quan trọng. Công việc cần phải trở thành một thói quen và điều này có thể sẽ tốn một khoảng thời gian để luyện tập. Bắt đầu với phần việc nặng nhất trong ngày – ăn sáng, tắm, ăn trưa, đi chợ và chuẩn bị bữa tối – và từ từ thêm vào những công việc khác vào những khoảng thời gian chính giữa.

Vẽ một vài bức để làm nóng, và nhớ là hãy có những khoảng thời gian nghỉ ngơi. Đừng ép bản thân nhiều quá. Rất dễ stress khi bạn làm freelancer.

8. Đối xử với nó như một công việc 9-đến-5 giờ

Tiếp cận công việc freelancer như thể là một công việc toàn thời gian. Rất dễ để không bắt đầu đúng giờ vào buổi sáng khi không ai bắt buộc bạn – và cuối cùng phải làm việc muộn vào buổi tối để theo kịp tiến độ.

artist-to-sell-768x576

 

Bạn không nhất thiết phải làm việc từ chín giờ tới năm giờ – tôi thường thích bắt đầu sớm vào buổi sáng và nghỉ trưa dài; và tôi biết mọi người thường thích làm việc vào buổi tối – nhưng bạn phải cam kết vào một thói quen. Tìm một studio hay văn phòng làm việc chung có thể có ích: nếu bạn tập trung vào việc đến ‘văn phòng’ đúng giờ, thường bạn sẽ có tâm trạng để làm việc khi bạn đến đó.

Một lợi ích khác của việc làm việc theo giờ cố định là bạn biết khi nào bạn có thể nghỉ mà không phải cảm thấy tội lỗi. Chỉ vì bạn có thể làm việc vào cuối tuần không có nghĩa là bạn nên làm như thế!

9. xây dựng một hệ thống gây cảm hứng

Sắp xếp các tập tin của bạn một cách sáng tạo. Tìm ra sự cân bằng giữa việc đảm bảo rằng bạn có thể tìm được những tài liệu lưu trữ và cho phép bản thân mình vô tình nhìn thấy một vài hình ảnh ngẫu nhiên để tìm cảm hứng.

Thường thích tạo ra hai mục khác biệt: Tư liệu tham khảo (tư liệu nghiên cứu, thiết kế mỹ thuật, thiên nhiên v.v…) và tài liệu truyền cảm hứng (các tác phẩm khác, hình chụp màn hình của các bộ phim, các bảng màu tham khảo v.v..). Trong nhữg mục chính tôi tạo những mục phụ bao gồm tác phẩm từ các nghệ sỹ khác, tài liệu tham khảo, hình ảnh, video v.v…

10. Trân trọng bản thân mình

“Nếu bạn không được trả tiền thì nó chỉ là một sở thích.” Câu nói từ huyền thoại Syd Mead nói lên tất cả. Khi bắt bắt đầu sự nghiệp freelancer, hãy trân trọng bản thân mình: Đừng làm việc miễn phí hay chỉ để tạo lòng tin.

Không may là, có rất nhiều khách hàng dễ dàng tìm được những hoạ sỹ mới vào nghề ngây thơ đồng ý làm việc không công. Những người như thế này kéo giá trị của mọi người thấp xuống và làm bẩn hình ảnh của chúng ta với tư cách là dân chuyên nghiệp.

Nếu bạn không chắc bạn nên được trả bao nhiêu, có nhiều bài báo online giúp bạn có được gợi ý ban đầu. Giá tiền là một thứ rất riêng tư: Trong khi có một số người kiếm ra $100 một ngày, một số người làm ra $1,000. Đừng bao giờ ngần ngại hỏi thêm: Nếu khách hàng muốn bạn, họ sẽ đồng ý trả thêm – hoặc ít nhất sẽ chịu thỏa thuận.