Tại sao doanh nghiệp và freelancer làm việc chưa hiệu quả?

Tại sao doanh nghiệp và freelancer làm việc chưa hiệu quả?

Tình trạng khủng hoảng kinh tế lan rộng không chỉ ảnh hưởng đến lực lượng lao động mà còn ảnh hưởng lớn đến các chủ doanh nghiệp. Khi mà tiền không sinh lãi, chủ doanh nghiệp buộc phải cắt giảm nhân viên, khiến doanh nghiệp hao hụt nhân lực trầm trọng. Thuê freelancer lúc này trở thành công cụ chiến lược giúp doanh nghiệp bảo toàn lợi nhuận.

Nhưng với việc tiếp nhận một phong cách làm việc mới, các doanh nghiệp thường chưa biết cách giúp đỡ freelancer hòa nhập với văn hóa công ty khiến kết quả công việc không được như ý, vừa tốn tiền, vừa mất thời gian và người được thuê cũng mang tiếng xấu.

1. Lựa chọn đúng người

Hiệu quả công việc phụ thuộc rất nhiều từ khâu tuyển chọn người làm. Bạn cần tìm hiểu kỹ xem ai có khả năng sẵn sàng làm việc và các đánh giá về chất lượng dịch vụ của họ. Một freelancer tốt có nghĩa là họ phải có được những nhận xét và phản hồi tích cực từ các khách hàng trước đó. Ngoài ra, tham khảo các mẫu công việc, sản phẩm họ đã từng làm trong hồ sơ năng lực giúp bạn hiểu rõ hơn về phong cách, thế mạnh của freelancer.

tai-sao-doanh-nghiep-va-freelancer-lam-viec-chua-hieu-qua-jobsign

 

Hãy để ý cách freelancer giao tiếp để xem họ có phải người phù hợp hay không. Một người làm việc hướng tới các giá trị sẽ luôn có động lực làm việc. Nếu bạn cảm thấy đó không phải người phù hợp với văn hóa, phong cách làm việc của bạn, hãy chuyển sang mục tiêu khác.

2. Hướng dẫn chi tiết

Không rõ ràng trong mục tiêu và kỳ vọng công việc là một con dao hai lưỡi với cả freelancer và doanh nghiệp. Bạn và người được thuê có thể sẽ cảm thấy rất thoải mái trong ngày làm việc đầu tiên. Tuy nhiên, quá trình bạn làm việc luôn xảy ra sự bất đồng và việc không rõ ràng ngay từ đầu rất có thể là một nguyên nhân.

“Mất lòng trước, được lòng sau” là câu tục ngữ phù hợp với trường hợp này. Vì vậy, hãy quản lý công việc theo tiến độ và chia giai đoạn để thực hiện. Cách làm này giúp bạn đảm bảo tiến trình công việc và đặc biệt là với người đang được thuê trong nhiều dự án cùng một lúc.

3. Coi freelancer như thành viên công ty

tai-sao-doanh-nghiep-va-freelancer-lam-viec-chua-hieu-qua-jobsign1
Đừng bao giờ bạn mang suy nghĩ rằng freelancer chỉ là thời vụ nên bạn không cần giữ mối quan hệ bởi điều này sẽ khiến họ cảm thấy không được chào đón.

Một khi có suy nghĩ tiêu cực về công ty bạn, họ trở nên chán nản và bất cần. Việc này ảnh hưởng rất lớn đến công việc của bạn. Trường hợp xấu nhất chính là bỏ việc. Bạn không mất tiền trả cho họ, nhưng thứ bạn mất chính là thời gian và tiến độ công việc. Trường hợp không bỏ việc mà tiếp tục, bạn rất có thể đánh mất cơ hội hợp tác với họ trong những lần sau. Nếu đây là một người giỏi, hẳn bạn sẽ cảm thấy vô cùng hối tiếc. Vì vậy, dù cho bạn chỉ hợp tác một lần, cũng hãy chắc rằng người bạn thuê cảm thấy họ là một thành viên trong công ty bạn.

4. Giao tiếp

Giao tiếp luôn đóng một vai trò quan trọng trong mọi việc. Khi mà phần lớn thời gian làm việc giữa freelancer và doanh nghiệp là trực tuyến, vị thế của giao tiếp càng được nâng cao. Đặc biệt, hãy chia sẻ thông tin công ty với họ bởi việc này sẽ khiến họ cảm thấy được chào đón.

Mọi nhân viên của bạn đều xứng đáng được nhận sự tôn trọng cần có. Đối xử với họ như một nhân viên chính thức của bạn sẽ giúp họ cảm nhận được sự quan tâm. Điều này sẽ có lợi cho cả bạn và freelancer khi công việc được hoàn thành đúng hạn.