Quy trình 7 bước viết content cho người mới

Quy trình 7 bước viết content cho người mới

Content là nội dung của một vấn đề, sự vật, sực việc,… được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như bài viết, video, hình ảnh, hay cả lời nói,… với mục đích truyền tải một thông điệp hay thông tin nào đó. Sau đây là 7 bước để người mới viết content dễ dàng hơn.

Bước 1: Tạo một kế hoạch Content Marketing

Thường thì các bạn mới viết chưa cần quan tâm lắm tới bước này, vì khi bạn đi làm thì những quản lý, sếp, hãy những người giàu kinh nghiệm sẽ làm sẵn cho bạn rồi. Nhưng dù vậy, bạn vẫn nên tìm hiểu, thậm chí học cách để làm được bước này. 

jobsign2-1

 

Bước 2: Tạo một bảng Content Direction

Content Direction được tạo ra nhằm định hướng cho những writer, creator sáng tạo nội dung đúng với định hướng của thương hiệu. Content Direction sẽ giúp bạn:

  • Có định hướng cụ thể giúp xây dựng được nội dung bài bản, dễ dàng hơn.
  • Viết đúng tinh thần của thương hiệu, đúng yêu cầu phía khách hàng đề ra.
  • Tránh việc mỗi người viết một kiểu, tạo sự nhất quán giữa các nội dung.
  • Giúp tiết kiệm thời gian, hạn chế việc sửa đi sửa lại nhiều lần.
  • Dễ dàng trao đổi làm việc với những thành viên trong nhóm, cấp trên.
  • Theo dõi được nội dung mình sản xuất có đi đúng kế hoạch ban đầu hay không.

Bước 3: Chọn một chủ đề để viết

Trước khi bắt tay vào viết, bạn cần phải biết mình sẽ viết về cái gì.

Ví dụ:
Chia sẻ quy trình viết bài của Kind Content.
Chia sẻ các Checklist viết bài chuẩn SEO.
Kể câu chuyện abc và liên kết tới bài học xyz.
Càng cụ thể, càng dễ viết.

Bước 4: Xây dựng mục lục bài viết

Khi đã có chủ đề, dựa trên kinh nghiệm cá nhân kết hợp tham khảo, nghiên cứu kỹ thông tin trên Google, mạng xã hội… để phác họa được bài viết sẽ bao gồm các mục chính nào.

Phải chỉn chu bước này xong mới tới bước sau nhé!

Bước 5: Tiến hành viết bài

nhung-cau-content-hay

 

Theo Jobsign, bạn có 2 cách để làm được bước này. Kind sẽ hướng dẫn bạn viết từng cách nhé.

1. Tổng hợp thông tin, viết lại từ bài khác.

Viết lại không đơn giản là sửa vài từ đâu. Mà các bạn nên sửa lại theo các nguyên tắc sau:

  • Bạn cần lọc ra những nội dung hay nhất của đối thủ và viết lại.
  • Cần sửa lại theo đúng văn phong, tính cách của thương hiệu.
  • Luôn phải hướng tới việc làm thông tin đầy đủ hơn, hay hơn và ngắn gọn hơn.
  • Bạn nên tham khảo từ 3 – 4 nguồn khác nhau, tránh việc copy từ một nguồn duy nhất.

2. Hiểu rõ về chủ đề bạn đang muốn viết và chia sẻ lại nó.

Ở bước này, bạn buộc phải hiểu thật kỹ về vấn đề trước khi viết. Hãy dành ra hàng ngày, hàng tuần để nghiên cứu về chủ đề đó trước khi viết. Sau đó, bạn nghĩ trong đầu cái gì, thì hãy viết ra hết như vậy.

Bước này có một quy tắc rất quan trọng. Đó là…

Hãy viết KHÔNG NGỪNG TUYỆT ĐỐI không nhìn lại chữ vừa viết, nói KHÔNG với việc quay lại sửa.

Vì việc sai lầm nhất đó là dừng lại và cố viết cho 1, 2 câu thật ổn rồi mới đi tiếp. Bởi chỉ khi đoạn ĐÃ ĐỦ Ý RỒI thì mình mới có GÓC NHÌN TỔNG QUAN, lúc đó mới nhìn rõ được câu nào nên sửa.

Và vì “n” lý do khác như: Bị ngắt dòng suy nghĩ, mất ý tưởng, mất sự tự nhiên trong lời văn. Hơi tí khựng sao mượt mà nổi?

Trong lúc viết bạn có thể bị bí từ, ngập ngùng, cần tài liệu xác minh,… Thì cứ ghi luôn đang bí từ, ngập ngùng, để sửa sau. Cứ kệ nó và viết cho tới cuối nhé.

3. Áp dụng linh hoạt cả 2 bước trên

Một bài viết tuyệt nhất là bài viết về chủ đề bạn hiểu sâu, cộng với việc chắt lọc tất cả các ý hay nhất của đối thủ. Nếu bạn thực sự tâm huyết với bài viết, hãy làm cả 2 bước trên nhé.

Bước 6: Chỉnh sửa lại bài viết

Tất nhiên khi viết không ngừng, không quay lại sửa thì câu từ sẽ có phần lủng củng. Nên nếu câu nào đọc lại bạn cảm thấy vô lý thì xóa nó đi.

Khi bài viết gọn hơn rồi sẽ tiến hành bổ sung các ý còn thiếu để đoạn văn logic, đủ ý. Khi các ý đã đủ và logic thì cuối cùng mới là bước sửa. Làm câu ngắn hơn, hay hơn, dễ hiểu hơn, hài hơn, chuẩn SEO,…

Bước 7: Xuất bản và theo dõi

Trước khi đăng bài, bạn nên dùng danh sách này để kiểm tra thêm một lần nữa nhé:

  • Bài viết có mắc các lỗi cơ bản không? Ví dụ như chính tả, ngữ pháp, bố cục lộn xộn, thừa ý,…
  • Những gì bạn đăng có đúng với các tiêu chí thương hiệu đề ra không? Ví dụ như font chữ, màu sắc ảnh, logo,…
  • Ai là người đọc content của bạn? Liệu content này có liên quan tới họ? Đọc xong họ nhớ gì?
  • Giọng văn bạn sử dụng trong bài viết thế nào? Khán giả đọc xong có biết là ai không?
  • Bạn đã kiểm tra trùng lặp chưa? Có cần ghi nguồn không?
  • Khi bài viết đã ổn thì bạn có thể đăng bài và theo dõi hiệu quả của content.

Đăng xong rồi thì bạn sẽ phải theo dõi kết quả, xem nó có thực sự hiệu quả không để tìm hướng duy trì hoặc khắc phục nhé!