"NẰM LÒNG" 5 bước sau là bạn đã trở thành cộng tác viên Content Marketing

"NẰM LÒNG" 5 bước sau là bạn đã trở thành cộng tác viên Content Marketing

Bạn luôn mong ước để có thể làm một nhà văn và có thể sống nhờ vào việc viết tiểu thuyết, kịch hay là những mẩu truyện ngắn? Tuy nhiên, nhuận bút hiện tại từ công việc viết văn lại chưa thể chi trả cho đống hóa đơn. Bài viết này sẽ đưa đến cho bạn 5 bước giúp bạn bắt đầu con đường trở thành một cộng tác viên Content Marketing.

content-marketing-1

 

1. Tìm hiểu

1.1. Phân biệt giữa “Content Marketing” và “Copywriting”.

Rất nhiều người lầm tưởng hai khái niệm này là một. Để hiểu rõ hơn và biết cách phân biệt từ khái niệm. Hãy cùng tìm hiểu với Jobsign trong phần tiếp theo nhé!

- COPYWRITING

Copywriting có mục đích chính là khiến người đọc thực hiện hành động cần thiết. Những hành động đó có thể là sự xác nhận có thêm thông tin qua email hoặc tìm hiểu thêm về những thông tin trong bài viết.

Để bạn hiểu rõ hơn, Copywriting thường được hiểu là một cách dùng từ ngữ để thuyết phục người đọc. Copywriting là những loại nội dung bạn thường thấy trên những bài quảng cáo, landing page. Tất cả trong copywriting là về sự thuyết phục.

- CONTENT MARKETING

Trong khi đó Content Marketing thường theo chiều hướng giải nghĩa, tạo mối quan hệ với khách hàng và hướng đến việc mua bán. Content Marketing sẽ tập trung vào ebook, thuyết trình và mạng xã hội.

Content Marketing sẽ là về việc tăng thêm giá trị cho cả góc nhìn của bạn và khách hàng. Khiến khách hàng trở thành đồng minh. Nếu copywriting là một người bán hàng thì Content Marketing sẽ là một thầy giáo hoặc là một người hướng dẫn.

1.2. “Content Marketer” khác nhau như thế nào với một “nhà văn chuyên nghiệp”.

Một Content tốt đòi hỏi kỹ năng viết tốt. Tuy nhiên sẽ cần có những yếu tố mang tính chiến lược và cấu trúc của marketing. Vì vậy một nhà văn chuyên nghiệp sẽ cần phải có những kỹ năng viết bài đỉnh cao. Tuy nhiên, là một Content marketer, bạn sẽ phải có khả năng đưa ra được những content mang lại giá trị cho doanh nghiệp và khách hàng.

Có 4 yếu tố chính luôn phải có trong một content có giá trị:

  • Đánh vào tâm lý người đọc
  • Thu hút sự chú ý người đọc
  • Có điểm nhấn
  • Bố cục hợp lý, mạch lạc

2. Tư duy hợp lý

2.1. Nhìn nhận mọi thứ một cách tổng thể

Để trở thành một Content Marketer thành công, bạn sẽ luôn phải nghĩ rằng mỗi content của bạn đưa ra đều đang nằm trong một hệ thống content tổng thể rộng lớn hơn rất nhiều. Mặc dù đó đều là những content khác nhau, chúng đều có một vai trò nhất định. 

media-marketing-internet-digital-global

 

2.2. Trở thành một người quản lý dự án hiệu quả

Thường thì không khách hàng nào sẽ phân bạn quản lý và phát triển lịch trình cho dự án ngay từ ban đầu. Nhưng nếu bạn đủ thực lực, họ sẽ luôn sẵn sàng làm điều đó. Hãy làm bất cứ việc gì có thể để khiến công việc dễ dàng hơn cho khách hàng.

2.3. Biết cách phối hợp với nhiều người

Là một hệ sinh thái lớn, Content Marketing thường có thêm nhiều người khác từ các doanh nghiệp khác hay cộng tác viên khác. Hợp tác tốt được với nhiều doanh nghiệp cũng như đối tác cũng có thể trở thành một yếu tố chính dẫn đến thành công của bạn. Lắng nghe thật sự quan trọng và đặt câu hỏi cũng vậy.

3. Tìm hiểu loại hình làm việc

3.1. Theo ngành:

Nhiều người thường bắt đầu xây dựng doanh nghiệp theo một ngành nhất định như công nghệ, ngân hàng, chăm sóc sức khỏe. Nếu bạn có kiến thức đặc thù cũng như kinh nghiệm về một ngành nhất định, đây là một lựa chọn khá chắc chắn cho bạn.

3.2. Theo hình thức doanh nghiệp:

Sẽ có người thích làm việc với một số loại doanh nghiệp nhất định như start-up, doanh nghiệp nhỏ, … Có thể bạn sẽ thích làm việc cho những công ty truyền thông. Hãy lựa chọn doanh nghiệp nào phù hợp nhất cho bản thân nhé.

3.3. Theo loại content:

Một số người khác lại thích tập trung vào một mảng content nhất định. Ví dụ như website, blog hay infographics,… Nếu bạn thấy rằng bạn có kĩ năng hoặc thích thú trong việc tạo ra một loại content nhất định, hãy cân nhắc để tìm kiếm loại hình phù hợp nhất với bản thân nhất để phát huy được tối đa khả năng.

3.4. Theo “phong cách”:

Bạn có thể có phong cách viết phù hợp với một số thương hiệu nhất định. Có thể là bạn cực kì giỏi trong việc biến những chủ đề siêu phức tạp thành những content mà ai cũng có thể hiểu được. Hoặc bạn có một khả năng sử dụng khiếu hài hước để giáo dục theo hướng giải trí. Bất kể mọi trường hợp, điều quan trọng nhất vẫn là cách bạn sử dụng kĩ năng viết của bạn để đưa ra được thông điệp hữu ích của doanh nghiệp đến khách hàng.

Content-marketing

 

4. Tìm kiếm khách hàng

4.1. Mạng lưới quan hệ của bạn

Sẽ có đôi lúc bạn cần đến sự giúp đỡ của chính người thân của mình. Mặc dù họ không cần đến một cộng tác viên Content Marketing nhưng biết đâu họ có thể giới thiệu bạn cho một ai đó đang có nhu cầu tuyển dụng vị trí này.

4.2. Sự kiện/ Hội thảo hướng nghiệp

Những cuộc hội thảo, hội nghị hay buổi gặp mặt chính là cách bạn có thể gặp được những chuyên gia, những người có kinh nghiệm trong ngành và hơn thế nữa có thể là cả khách hàng tiềm năng của mình. Đừng bao giờ đánh giá thấp giá trị của việc gặp gỡ những cộng tác viên / freelancer khác. Thành lập các mối quan hệ luôn góp phần không nhỏ trong sự phát triển công việc của bạn.

4.3. Cộng tác viên / freelancer khác

Việc kết hợp với các cộng tác viên hoặc freelancer khác và giới thiệu chéo cho khách hàng như trên là một cách làm rất thông minh. Tuy nhiên tương tự với cách tìm việc thông qua mối quan hệ thì bạn không thể nào mãi dựa dẫm vào sự giới thiệu của người khác được đúng không nào?

4.4. Trang web tìm việc freelance

Cùng với xu hướng đăng tin tuyển dụng trực tuyến trở nên phổ biến. Các trang web tìm việc đã ra đời với mục đích tổng hợp các thông tin tuyển dụng và tạo ra nền tảng giúp mọi người có thể tìm kiếm được nhiều thông tin tuyển dụng dễ dàng hơn. Chỉ với vài cú nhấp chuột; hàng chục, hàng trăm thông tin tuyển dụng sẽ hiện ra trước mắt bạn.

Content-in-Your-Digital-Marketing

 

5. Triển khai kế hoạch đầy đủ chuyên nghiệp

5.1. Kỹ năng giao tiếp rõ ràng

Khi triển khai kế hoạch, bạn sẽ phải giải thích gần như mọi thứ cho khách hàng. Tất cả phải dễ hiểu dễ nghe. Nếu không, khách hàng và bạn sẽ rất dễ hiểu lầm nhau. Vì thế, hãy đảm bảo rằng kỹ năng giao tiếp của bạn đủ tốt để có thể thuyết trình và trao đổi công việc với khách hàng của bạn.

5.2. Nắm bắt được quy trình của dự án

Bạn có thể làm việc này thủ công hoặc sử dụng các ứng dụng hỗ trợ sắp xếp công việc (Notion, Google Calendar) giúp bạn nắm rõ được quy trình của dự án. Nắm bắt được lịch trình sẽ giúp bạn biết được thời gian cụ thể cho mỗi công đoạn của dự án. Từ đó, bạn có thể ước lượng được thời gian hoàn thành dự án.

5.3. Có hóa đơn sổ sách thanh toán rõ ràng

Bạn luôn phải có hóa đơn cũng như sổ sách đàng hoàng cho mỗi khoản thanh toán. Điều này sẽ tăng tính chuyên nghiệp của chính bạn lên cao hơn và giúp khách hàng tin tưởng bạn nhiều hơn.

5.4. Hợp đồng

Đây là điều quan trọng nhất trước khi bắt đầu một dự án. Hãy thiết lập hợp đồng với khách hàng. Mặc dù cũng chỉ là một giấy tờ đơn giản những tính pháp lý không phải là thứ mà bạn có thể bỏ qua được. Tìm hiểu đầy đủ các quy định pháp lý để đảm bảo dự án của bạn hoạt động trơn tru nhất có thể.

IV. Lời kết

Đây là 5 bước bạn cần phải làm trước khi trở thành một cộng tác viên Content Marketing. Hi vọng qua những thông tin đã cung cấp, Jobsign đã giúp bạn có những định hướng cho bản thân khi trở thành một cộng tác viên Content Marketing.

Để có thể cập nhật những tin tuyển dụng công việc hàng ngày và không bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào, hãy đăng kí tài khoản trên Jobsign ngay để nhận được email thông báo mỗi khi có công việc mới.
Xin chúc bạn thành công.