Freelance content là gì? 5 bước để trở thành freelancer content writer

Freelance content là gì? 5 bước để trở thành freelancer content writer

Freelance content writer là gì?

Freelance writing là công việc viết lách kiếm thu nhập độc lập, không phụ thuộc vào một công ty hoặc tổ chức nào. Những freelance writer có thể làm việc tại nhà hoặc văn phòng riêng của họ để viết ra nội dung theo nhu cầu của khách hàng.

Họ có thể viết bài ổn định và liên tục cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau hoặc một khách hàng nhất định. Khi làm freelance content writer, bạn có thể chọn viết những nội dung bao quát nhiều chủ đề hoặc chuyên viết về một lĩnh vực nhất định. Tuy nhiên, những người chuyên viết về một chủ đề thường dễ được săn đón và kiếm nhiều tiền  hơn so với những người hay viết nhiều lĩnh vực khác nhau.

content-1

 

Một freelance content writer sẽ làm gì?

Một freelance writer sẽ tạo nội dung bài viết theo nhu cầu của khách hàng. Công việc của freelancer cũng giống như đang làm một công ty cá nhân:  phát triển thương hiệu cá nhân, tìm kiếm mối khách hàng, tự quản lý và xây dựng portfolio (hồ sơ năng lực) riêng cho mình. 

Hiện tại, những công việc viết lách phổ biến nhất bao gồm:

Blog writing: Viết nội dung cho các blog
Copywriting: Viết nội dung cho các trang bán hàng, landing pages (trang đích), các trang sản phẩm hoặc các email cho dịch vụ và buôn bán sản phẩm
Content writing: Viết nội dung cho sách giấy và ebook; tương tự như viết trên blog và mạng xã hội
SEO writing: Viết nội dung trên blog và các bài “xào nấu” từ trang web, chủ yếu tập trung vào danh sách xếp hạng các công cụ tìm kiếm như Google
Web content: Viết bài cho các trang web, tương tự như blog writing, copywriting và SEO writing
Social media writing: Viết nội dung để đăng trên các trang mạng xã hội Facebook, Instagram, Twitter,…
Video script: Viết nội dung kịch bản cho video.
Email writing: Viết các email newsletters (bản tin email) và email bán hàng.

Làm thế nào để trở thành một freelance content writer?

Bước 1: Tìm kiếm khóa học ngắn hạn

Hiện chưa có một trường đại học nào đào tạo chính quy nghề viết content cả. Do đó, khi tuyển dụng các doanh nghiệp cũng không đòi hỏi bằng cấp nghề này ngoài kinh nghiệm làm việc của bạn. 

Ai cũng có thể làm nghề viết content mà không cần năng khiếu, đặc biệt viết mảng content bán hàng, content website, blog và mạng xã hội. Không cần bạn phải giỏi văn, giỏi viết từ đầu, những nghề trên tuyển rất nhiều mà bạn chỉ cần viết đúng cấu trúc, đúng nhu cầu là được. 

Tất cả kỹ năng của nghề viết lách freelancer content writer đều có thể học qua một khoá ngắn hạn kể cả online hay offine.

Khi học một khoá content writer tốt, bạn sẽ được cung cấp các công thức viết bài đảm bảo thành công, cách tìm từ khoá đúng nhu cầu người xem muốn đọc. Ngoài ra còn có các kỹ thuật dùng từ, viết tựa đề hấp dẫn, trang trí bài viết và marketing bài viết. 

Bước 2: Lập kế hoạch viết bài

Bạn nên lập một kế hoạch trước khi bắt đầu công cuộc tìm kiếm việc làm content freelancer, bao gồm những bước sau:

Bạn có thể viết những gì? Bạn sẽ viết về bất kỳ lĩnh vực nào hay tập trung ngách mình có lợi thế nhất. 
Bạn sử dụng công cụ nào để viết? Google Tài liệu (google docs) thường là lựa chọn tiện lợi nhất, vì cả bạn lẫn khách hàng đều không cần phải trả bất kỳ khoản phí nào, đồng thời còn đọc được nội dung do bạn viết và chỉnh sửa của bạn.
Mức giá bạn đưa ra là bao nhiêu? Hãy tìm hiểu trên mạng, tham khảo hoặc kết nối với những freelance content writer khác để có thể đặt ra mức giá bạn mong muốn.
Bạn dành bao nhiêu thời gian cho công việc này? Bạn dự định làm công việc này toàn thời gian hay parttime?

Bước 3: Tạo portfolio (hồ sơ năng lực) cho sự nghiệp viết lách của bạn

Phần lớn các tin tuyển dụng đều yêu cầu bạn show sản phẩm đã làm. Nếu mới vào nghề, có thể bạn sẽ không có sản phẩm nào trước đó – trừ khi bạn sở hữu một blog riêng.

Vậy làm sao để khách hàng biết bạn viết được những gì? Bên cạnh việc bắt tay xây dựng blog, bạn có thể viết các bài mẫu làm ví dụ. Hãy soạn một vài nội dung lên Google Tài liệu hoặc đăng trên nền tảng blog miễn phí đuôi blogspot hay wordpress.

Nhưng có một website tên miền riêng vẫn là chuyên nghiệp nhất, và bạn có thể tranh thủ kiếm tiền online từ website ngoài việc kiếm job freelance 

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng Guest posting (bài đăng cũ của bạn từ website của đối tác) để làm bài mẫu. Khi lấy những bài viết này, bạn sẽ có sẵn đường link để khách hàng tiềm năng xem và đánh giá bài viết của bạn đủ tốt hay không.

Bước 4: Bước ra khỏi vùng an toàn

Rất nhiều bạn thấy nghề freelancer content writer rất hot và được tuyển nhiều nên muốn nhảy vào làm. Nhưng các bạn có N nỗi sợ: sợ mình viết không hay, không biết bắt đầu từ đâu, ngại viết. 

Chỉ có một cách là bạn bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân, học một khoá học để có kỹ năng viết và định hướng, cách tìm ý tưởng. Sau đó lân la trên các group tìm khách hàng và luyện viết hằng ngày. Chỉ có vậy mới nhanh tiến bộ.

Nếu chưa có khách hàng ngay cũng chẳng sao, hãy cho mình 2 tháng để luyện tập bằng cách tự chọn 1 chủ đề ngách nào đó bạn thích. Sau đó bạn viết bài lên blog và chia sẻ lên các group facebook để xme phản ứng của người đọc.

Trong quá trình đó bạn tranh thủ luyện tập kỹ năng marekting, SEO, chia sẻ bài viết thế nào trên MXH để được nhiều like, comment và share. 

close-up-hand-writing-notebook-top-view
 

Bước 5: Liên tục cập nhật và học hỏi

Khi mới vào nghề, bạn cần phải liên tục học hỏi. Hãy tìm hiểu những cách viết hay, cách tìm hiểu nhu cầu khách hàng và viết đúng y nhu cầu của họ.

Để là người viết giỏi, không chỉ là giỏi kỹ thuật SEO, gãy gọn câu chữ mà phải biết điều hướng người xem đi đúng mục đích của bài viết. Việc am hiểu tâm lý người xem vô cùng quan trọng.

Bên cạnh đó, bạn cần thường xuyên cập nhật portfolio. Bạn không nhất thiết phải trình bày tất cả công việc đã làm mà chỉ cần liệt kê một số kết quả mà bạn cảm thấy tự hào nhất (kể cả những dự án gần đây).

Làm thế nào để tìm việc làm content freelancer?

1. Tham gia các nhóm trên Facebook

Nhóm facebook là nơi đầy tiềm năng để bạn săn lùng và tìm kiếm cơ hội việc làm. Nếu tham gia vào đúng nhóm, bạn sẽ dễ dàng tìm được việc công việc lý tưởng.

Bạn nên chia sẻ những nội dung hữu ích vào các group facebook vừa xây dựng thương hiệu cá nhân, vừa dễ được gây chú ý bởi những người muốn tuyển  freelancer. 

Có rất nhiều group chuyên để tìm việc freelancer content, bạn cứ tham gia hết để tìm cơ hội. 

2. Quảng bá thương hiệu cá nhân

Tự chào dịch vụ của bạn (cold pitching) – Quảng bá bản thân là việc bạn liên hệ với các blogger, doanh nhân, công ty, doanh nghiệp nhỏ hoặc các công ty khởi nghiệp để tự giới thiệu rằng bạn là một freelance writer có năng lực giúp họ phát triển.

Đây là một cách rất hiệu quả để nhận được công việc content writer. Vì cách này ít cạnh tranh hơn so với các trang web tự đăng tuyển dụng. Mặt khác, cơ hội được nhận sẽ cao hơn khi bạn liên hệ trực tiếp với khách hàng.

3. Tìm kiếm thị trường

Nếu bạn là cây viết mới và muốn tìm việc nhanh chóng, việc để lại thông tin vào các bài tuyển dụng là lựa chọn tốt nhất. Đó cũng chính là cách mà nhiều cây viết đã áp dụng để tìm được công việc phù hợp với họ.

Có rất nhiều thị trường freelance trực tuyến, với cả ngàn cơ hội việc làm mỗi ngày mà bạn có thể khám phá như Upwork, Contena hay Freelancer.com…

4. Mời bạn bè, gia đình hoặc đồng nghiệp làm khách hàng của mình

Khi mới vào nghề, bạn có thể mời những người xung quanh làm khách hàng đầu tiên. Bạn có thể soạn CV cho bạn bè hoặc viết bài quảng cáo cho tiệm hoa của người thân.

Khi quyết định trở thành freelance content writer toàn thời gian, hãy nói cho đối tác và đồng nghiệp của mình biết vì rất có thể họ sẽ là những khách hàng đầu tiên của bạn đấy!

Ngoài ra, bạn cần nghiêm túc xem việc viết lách là công việc chính thức trong thời gian sắp tới. Có thể bạn cần chuẩn bị danh thiếp để trao đổi với bạn bè và người thân.

5. Tạo một trang web

Một cách tốt để thu hút khách hàng trả giá cao là xây dựng một trang web thật chuyên nghiệp. Tuy nhiên, nếu bạn là newbie, đây có lẽ không phải là ưu tiên hàng đầu.

Nếu đã có một blog cá nhân từ trước, bạn có thể sử dụng nó để quảng bá dịch vụ freelance writing của mình. Tuy nhiên, để thuận lợi cho công việc, bạn nên đầu tư một trang web WordPress để quản lý và xây dựng tính chuyên nghiệp.

6. Đăng bài trên các trang web khác (không lấy phí!)

Bạn sẽ nhận được gì khi đăng bài miễn phí trên các trang web khác? Nếu bài viết của bạn xuất hiện trên những website nổi tiếng với hàng trăm nghìn lượt theo dõi thì rất nhiều người sẽ đọc được nó. Có thể họ sẽ trở thành khách hàng của bạn trong tương lai đấy.

Đây cũng là cách xây dựng portfolio khi bạn chưa có blog riêng và giúp bạn nhận được nhiều việc làm content freelancer hơn.

7. Kết nối với các freelance writer khác

Đừng ngại kết nối với các freelance writer khác, vì mọi người có thể làm việc cùng nhau thay vì đối đầu nhau.

Nhiều freelancer có quá nhiều việc, job gửi tới mà không có đủ thời gian làm thì thường các bạn đó sẽ share, chia việc với bạn nếu hai bên có mối quan hệ. 

Bạn cũng có thể kết nối với những cây viết khác trên các mạng xã hội hoặc tại các sự kiện networking. 

8. Cộng tác với content agency

Bạn có thể tìm các agency chuyên cung cấp dịch vụ SEO và content, marketing. Họ cũng sẽ cộng tác với freelancer để viết cho khách hàng của họ.

Mức trả thì tuỳ agency, có những bên làm việc với các nhãn hàng lớn và có kinh phí cao hơn, cũng đòi hòi content có chất lượng cao hơn.