Always On Content là gì? 5 cách triển khai always on content hiệu quả

Always On Content là gì? 5 cách triển khai always on content hiệu quả

Always On Content là gì? Sếp đang hỏi bạn câu này? Tại sao nó lại được các thương hiệu lớn nhỏ áp dụng? Và có khi chính bạn cũng đang sử dụng nó thường xuyên mà lại không biết đấy. Yên tâm… Bài viết này mình sẽ giải thích, đưa ra ví dụ, cách triển khai cho bạn hiểu 100% về Always On Content nhé.

Always-on là gì?

1. Giới thiệu về always on content

Always-On có nghĩa là định kỳ (liên tục). Đặt vào trong ngữ cảnh của marketing, always on content chính là loại nội dung mang tính liên tục, dài hạn.

2. Tại sao cần triển khai always on content?

Khi làm website, bạn cần phải duy trì bài viết trên web mỗi ngày. Tương tự với facebook, các chuyên gia luôn khuyến khích hãy đăng tải content thường xuyên (đa dạng các bài PR, feedback, chia sẻ…), thường 5 – 10 bài/ tuần là tốt nhất.

d9639ae4d333bbba51e9c52f186ffa90

 

Các lợi ích của việc xuất hiện thường xuyên:

  • Tăng tương tác với khách hàng
  • Tăng mức độ nhận diện thương hiệu.
  • Liên tục cập nhật, cung cấp thông tin hữu ích tới khách hàng. Tạo thói quen để họ duy trì truy cập các kênh truyền thông của thương hiệu.
  • Khách hàng có thể lãng quên bạn nếu bạn không liên tục xuất hiện trước mặt họ.
  • Giữ vững vị trí trong lòng khách hàng dù có đối thủ mới xâm nhập thị trường.

3. Yếu tố phải có khi làm always-on content là gì?

Có 2 yếu tố bạn phải đạt được khi làm always on content. Đó là:

  • Tần suất: ý này đã được thể hiện ngay trong khái niệm rồi. Duy trì tần suất làm nội dung ổn định để neo vào ý niệm của khách hàng về thương hiệu của mình.
  • Tính nhất quán: khi xây dựng nội dung phải được thống nhất về mặt phong cách dựa trên định vị thương hiệu ban đầu.

5 cách triển khai always on content hiệu quả

Bởi vì đây là những loại nôi dung dùng thường xuyên nên hãy chắc chắn là bạn sẽ đầu tư nó thật nghiêm túc nhé. Mình gợi ý cho bạn 5 cách để làm tốt loại nội dung này:

1. Xây dựng kế hoạch Content Marketing đa kênh

Việc phân bổ nội dung đa kênh sẽ giúp bạn tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Hãy tận dụng hết các kênh như website, linkedin, instagram, youtube,… Nếu nó mang lại kết quả tốt cho thương hiệu và phù hợp với nguồn lực hiện có thì đừng ngại đầu tư nhé.

2. Luôn luôn sáng tạo ra những nội dung thú vị

Duy trì tần suất đăng bài là một chuyện, nhưng nếu không muốn người đọc cảm thấy sợ hãi bởi sự nhàm chán thì bạn cần liên tục tạo ra những ý tưởng nội dung mới lạ nhé.

Ví dụ, thay vì truyền đạt bằng mỗi con chữ, thỉnh thoảng hãy thay đổi bằng:

  • Hình ảnh GIF, infographic.
  • Tạo ra các mini game.
  • Đặt câu hỏi tham khảo ý kiến của khách hàng.
  • Nội dung ngắn gợi sự tò mò về sản phẩm chuẩn bị ra mắt.
  • Livestream.
  • Voice.

0x0

 

3. Đầu tư nội dung chất lượng và giá trị

Đừng nghĩ vì ngày nào cũng đăng nên chất lượng “tàm tạm” là được nhé. Đặc biệt là thời đại quá nhiều lựa chọn thế này thì chẳng ai tha thứ cho nội dung tồi đâu.

Bạn có thể học tập để nâng cấp nội dung của bạn ở đây. Nhớ lưu lại link này nhé: 1001 tài liệu content marketing chất lượng (miễn phí & trả phí)

4. Phối hợp giữa bộ phận content với sale

Trước khi triển khai always on content, hãy tổ chức cuộc họp có đầy đủ các bộ phận nhằm thống nhất nội dung để tối ưu hiệu quả và tránh những rắc rối phát sinh nhé.

Một số lợi ích mình thấy khi sale và content phối hợp với nhau:

  • Nhân viên sales có thể cung cấp thông tin mới nhất từ khách hàng cho Content. Nhờ đó … Bên Content sẽ có dữ liệu thực tế để phát triển nội dung.
  • Nhân viên sales có thể hiểu, có thể đào sâu vào insight của khách hàng đưa bên content. Nhờ đó mà nội dung lúc nào cũng được quan tâm.
  • Tránh được các trường hợp thông tin trên facebook một đằng, nhân viên sales tư vấn một nẻo.
  • Bộ phận sales cũng có thể nhanh chóng chia sẻ các thông điệp, những bài quảng cáo nhờ bên content cung cấp.

5. Liên tục theo dõi, đo lường và đánh giá

Bạn nên thường xuyên đo lường kết quả để đánh giá xem đâu là loại nội dung hiệu quả nhất cho thương hiệu của mình, trong từng thời điểm khác nhau.

Một số câu hỏi bạn nên quan tâm là:

  • Số lượng khách quay trở lại trang web, tỉ lệ fan, khách hàng cũ là bao nhiêu?
  • Tỷ lệ chuyển đổi, ví dụ: Số lượt chia sẻ bài viết, comment, lượt thích, tỉ lệ click, đơn hàng,..
  • Tỉ lệ phản hồi tiêu tích cực và tiêu cực?
  • Sau khi đánh giá và đo được hiệu suất, bạn có thể cải thiện lại nội dung kịp thời nhằm tránh làm mất thời gian cũng như chi phí không đáng.

Kết,

Vậy là mình đã định nghĩa rõ always on content là gì và cung cấp cho bạn toàn bộ kiến thức liên quan rồi đấy. Nếu còn cảm thấy khó khăn hay gặp bấn cứ vấn đề gì về Content Marketing, bạn cứ hỏi Jobsign nhé.