9 Lưu ý cho Freelancer Việt khi làm việc với đối tác nước ngoài

9 Lưu ý cho Freelancer Việt khi làm việc với đối tác nước ngoài

Làm việc với người nước ngoài chắc chắn sẽ mang lại thu nhập cao hơn, tuy nhiên những bất cập như về thời gian, văn hóa, cách làm việc,...sẽ hoàn toàn khác. Sau đây là 9 lưu ý khi làm Freelancer làm việc với đối tác nước ngoài mà bạn không nên bỏ qua.

1. Chấp nhận mặt hạn chế của nghề freelance
 
Ngay từ khi khởi sự, bạn phải biết rằng bạn sẽ gặp khá nhiều hạn chế. Thứ nhất, bạn gặp phải vấn đề thông tin liên lạc. Dù cho hầu hết các khách hàng đều thoải mái gửi email cho bạn, và, dĩ nhiên, gửi tin nhắn thông qua chat trực tiếp, vẫn có sự khác biệt về múi giờ. Là một freelancer, bạn có trách nhiệm chấp nhận mặt hạn chế này, điều đó có nghĩa là phải thay đổi thời khóa biểu ở đây hoặc ở bên kia, khi cần thiết.

 

9-luu-y-cho-freelancer-viet-khi-lam-viec-voi-doi-tac-nuoc-ngoai-job-sign

 
Thứ hai, bạn không thể trông cậy vào pháp luật sẽ trợ giúp bạn khi gặp bất trắc. Các dịch vụ như PayPal có thể cung cấp phần nào dịch vụ bảo vệ cho bạn, nhưng sự thiên vị thường thiên về người mua hơn là người bán. Điều đó có thể là một vấn đề, và bạn có thể bị gạt một hoặc hai lần. Vẫn còn nhiều cách đối với việc này, chẳng hạn như yêu cầu đặt cọc và làm rõ về các điều khoản về dự án trước khi bắt đầu.
 

2. Biết về các yêu cầu
 
Bạn là freelancer, vì thế bạn nên biết mình cần có những gì và tại sao. Khách hàng thường làm theo thủ tục của bạn đối với những việc như thanh toán, mức giá, thông tin liên lạc và những đơn hàng lớn. Bạn phải có những quy định của riêng mình để có thể nói với họ, chẳng hạn như:
 

  • Phương thức thanh toán – Như đã nói trước đây, PayPal là một lựa chọn phổ biến dành cho freelancer. Nhưng vẫn còn những dịch vụ khác, chẳng hạn như Xoom, Moneybookers, và, dĩ nhiên, chuyển khoản quan ngân hàng. Tuy nhiên, hãy chắc chắn về người mà bạn nhận thanh toán trước khi cho họ thông tin kiểm tra tài khoản.

 

  • Email và tin nhắn – Bạn nên có email dành riêng hoàn toàn cho công việc, điều này sẽ giúp bạn theo kịp các tin nhắn yêu cầu từ khách hàng một cách dễ dàng hơn. Google, Hotmail, Yahoo, Lycos – đó là các tùy chọn. Bạn cũng có thể dùng tài khoản liên kết với ISP, tuy nhiên hãy nhớ rằng việc sử dụng cùng một email để nhận thanh toán sẽ giúp bạn quản lý dễ dàng hơn và tránh nhầm lẫn. Đối với tin nhắn, hãy dùng cả Yahoo và MSN, và Gchat nếu bạn có tài khoản Gmail. Skype cũng là một sự lựa chọn tốt đối với những người thích trao đổi qua chat trước khi bắt tay vào công việc.

 

  • Danh mục đầu tư – Việc sở hữu một bộ sưu lập các đường link để đưa ra ví dụ về bản thân bạn cũng tạm ổn, nhưng nhiều khách hàng thích xem danh mục đầu tư thật sự. Một trang web hoặc blog đơn giản về công việc của bạn sẽ là một ý tưởng tuyệt vời và giúp cho việc chia sẻ thông tin dễ dàng hơn. Bạn không bao giờ biết được đâu sẽ là thời điểm phát sinh cho một cơ hội trong công việc.

 
3. Có mức giá hợp lý
 
Lập một bảng giá và bám sát vào đó. Luôn có những khách hàng cố gắng cắt xén bớt tiền công của bạn, và những người đó chẳng đáng để bạn làm việc cùng. Hãy chuẩn bị một bảng giá cho mỗi giờ hoặc mỗi từ và sau đó báo giá với họ trước khi bắt tay vào việc. Nếu họ từ chối mức giá đó, hãy giới thiệu họ cho một freelance khác. Nếu công việc của bạn có chất lượng cao, họ phải chuẩn bị khoản lương tốt. Tuy nhiên, hãy thực tế và đảm bảo rằng bạn theo sát mức giá trung bình trên thị trường.
 

4. Lập kế hoạch thông tin
 
Hãy biết rằng trong bao lâu thì bạn sẽ cập nhật liên hệ với khách hàng và cứ bám sát vào đó. Bạn bắt buộc phải để cho khách hàng nắm được điều gì đang diễn ra hoặc họ vẫn là nhân tố quan trọng trong tiến trình công việc của bạn.

 

9-luu-y-cho-freelancer-viet-khi-lam-viec-voi-doi-tac-nuoc-ngoai-job-sign-1

 
Tôi cố gắng viết cho khách hàng vài lần một tuần cùng với bất kỳ ý kiến và câu hỏi nào hoặc cung cấp cho họ thời gian dự kiến hoàn thành. Điều này sẽ giúp tiết kiệm được sự căng thẳng cho khách hàng khi họ phải tự hỏi liệu bạn có làm đúng với những gì bạn hứa hẹn không.
 

5. Nhận thức về múi giờ
 
Như chúng ta đã đề cập trước, việc ghi nhớ thời gian chênh lệch là điều rất quan trọng, nhất là khi khách hàng của bạn ở cách xa hàng ngàn dặm.
 
Nếu bạn đang đợi thanh toán và nó vẫn chưa đến khi bạn ngủ dậy, hãy nhớ rằng khách hàng ở múi giờ khác. Cũng tương tự đối với trường hợp bạn gửi câu hỏi mà chưa được trả lời. Bạn cũng có thể nhắc nhở khách hàng về sự khác biệt này đôi lần.
 

6. Hãy tự tin và chuyên nghiệp
 
Là freelancer nghĩa là phải có thần kinh thép, bởi vì bạn tự bước ra thương trường mà không hề có mạng lưới an toàn nào. Nhưng hãy luôn tỏ ra bình tĩnh, chuyên nghiệp cũng như tự tin vào khả năng của mình.
 
Thỉnh thoảng bạn sẽ gặp những người nói rằng mức giá của bạn quá cao hoặc họ không hài lòng với một phần công việc của bạn. Hãy nhớ rằng bạn đang điều hành công việc kinh doanh và đừng để điều đó làm mình nao núng.
 

7. Hãy trung thực trong mọi hoàn cảnh
 
Để được tin tưởng, bạn phải tạo ra niềm tin. Do đó bạn phải thể hiện bản thân bình một cách cởi mở và rõ ràng nhất có thể trước những người mà bạn cùng làm việc. Nếu bạn đang phải vật lộn để theo đúng thời hạn, hãy nói cho họ biết. Nếu bạn đang có quá nhiều việc và không thể nhận thêm dự án, hãy nói cho họ biết. Nếu bạn nhận được một khoản thanh toán nhiều gấp đôi, hãy nói cho họ biết.

9-luu-y-cho-freelancer-viet-khi-lam-viec-voi-doi-tac-nuoc-ngoai-job-sign-2

 
Cách duy nhất để chống lại sự thiếu tin cậy dành cho các freelancer làm việc với khách hàng nước ngoài là làm cho họ không phải lo lắng bất cứ điều gì về bạn.
 

8. Ghi nhớ về sự khác biệt văn hóa
 
Các quốc qua khác nhau có nền văn hóa, lý tưởng và niềm tin khác nhau. Bạn phải tâm niệm điều này khi làm việc quốc tế, bởi vì rất dễ xảy ra hiểu lầm vì những điều trên, đặc biệt khi có rào cản ngôn ngữ. Tôi đã từng có một một khách hàng đưa ra lời bình luận mà tôi nghĩ là quá phân biệt giới tính và có vẻ gây hấn, nhưng khi phân tích kỹ càng, tôi khám phá rằng đó là một sự diễn dịch sai lầm đáng tiếc. Chúng tôi đã làm việc với nhau được ba năm. Vẫn có thể làm việc dù cho khác biệt về văn hóa.
 

9. Biết cách tự bảo vệ mình
 
Tôi, cũng giống như bao freelancer khác, đã bị gạt rất nhiều lần, và điều đó khiến tôi phát điên. Đó là lý do tại sao giờ đây tôi yêu cầu đặt cọc 25% và chỉ hoàn lại khi tôi thấy rằng mình không thể hoàn thành đơn đặt hàng, trừ khi tôi đã viết đủ bằng khoản tiền đó. Nếu khách hàng không trả tiền cho tôi, tôi sẽ tự sử dụng tác phẩm của mình, bán nó cho một ai đó, hoặc lưu trữ để đảm bảo rằng nó không bị đánh cắp sử dụng mà không thể hiện bản quyền.
 
Nhưng tôi đảm bảo rằng khách hàng sẽ không phải trả tiền trước khi tôi hoàn thành công việc, và nếu họ đăng tác phẩm chưa được thanh toán lên trang web, tôi sẽ liên lạc với nhà cung cấp website của họ để yêu cầu tháo bài viết xuống.

(trích blog Buisao)