6 Bí quyết giao tiếp "lấy lòng" khách hàng dành cho Freelancer 

6 Bí quyết giao tiếp "lấy lòng" khách hàng dành cho Freelancer 

Dù là freelancer hay đang là nhân viên cố định thời gian thì giao tiếp vẫn luôn là chìa khóa dẫn đến thành công khi làm việc. Khi là freelancer, yêu cầu giao tiếp tốt còn được chú trọng hơn nhiều. Vì frealancer cần tìm kiếm và gìn giữ nhiều mối quan hệ hơn, cũng chính là tệp khách hàng tiềm năng. Giao tiếp tốt còn giúp freelancer hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, tiết kiệm thời gian để không phải chỉnh sửa sản phẩm quá nhiều nhưng khách thì vẫn chưa nghiệm thu.

Vì vậy, Jobsign mong rằng với một vài mẹo nhỏ trong giao tiếp với khách hàng dưới đây, freelancer có thể nâng cao hiệu quả công việc của mình.

#1. Sử dụng những phương tiện trao đổi phù hợp với bản thân 

cach-giao-tiep-voi-khach-hang-thong-minh

 

Có nhiều freelancer ưa thích trao đổi trực tiếp (gặp mặt, gọi điện) nhằm hiểu nhanh và rõ hơn yêu càu của Khách hàng. Tuy nhiên cũng có nhiều người khá kín đáo, sẽ thích làm việc qua màn hình máy tính nhiều hơn để họ có thể vừa suy nghĩ và vừa trao đổi phương án với khách hàng.

Vì vậy, freelancer nên chọn các hình thức trao đổi với Khách hàng phù hợp và khiến bản thân thoải mái nhất trong công việc. Khách hàng sẽ không ngại ngần làm việc qua màn hình máy tính hay điện thoại, điều họ quan tâm vẫn luôn là chất lượng sản phẩm và deadline.

Tuy nhiên trong  một số trường hợp, bạn cũng cần linh động thay đổi hình thức trao đổi. Ví dụ chuyện gấp, cần nhanh thì có thể trao đổi qua điện thoại, video. Chuyện chi tiết, tỉ mỉ cần kĩ lưỡng hoặc cần trình bày bằng văn bản thì có thể làm việc online qua các nền tảng website hỗ trợ chat.

#2. Đặt câu hỏi 

Nếu bạn thấy hiểu rõ ràng về những yêu cầu của Khách hàng, hay bản brief có những chỗ chưa thực sự chi tiết, bạn có thể hỏi lại khách hàng.

Hỏi càng nhiều, bạn càng hiểu hơn về điều khách hàng muốn. Điều này giúp hạn chế số làn chỉnh sửa sản phẩm quá nhiều, tiết kiệm thời gian cho cả hai bên.

#3. Trường hợp Gặp mặt trực tiếp: Sử dụng ngôn ngữ hình thể

Khi gặp mặt trực tiếp với khách hàng, freelancer nên chú ý tới những cử chỉ, hành động và lời nói của mình để “nịnh mắt” người đối diện nhất. Bạn có thể tham khảo những mẹo giao tiếp sau:

– Trong công việc, tùy cấp bậc mà người làm chức vụ thấp hơn có thể gọi cấp trên là anh/chị. Tuyệt đối không nói chuyện trống không, dù là với đối tượng nào vì điều đó thể hiện sự thiếu lịch sự, thô lỗ của người nói. Không xưng hô quá thân mật so với mối quan hệ.

Cách nói: rõ ràng, dễ hiểu. Nội dung lời nói phải phù hợp với trình độ, độ tuổi người nghe. Hoặc cùng một nội dung, nhưng nếu bạn nói với một bác nông dân thì sẽ khác với một ông giáo sư. Hai người có trình độ khác nhau cùng nói chuyện, nếu không có sự điều chỉnh cách nói thì sẽ rất khó mà truyền đạt cho nhau hiểu. Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm trong giao tiếp. Lời khuyên hữu ích nhất là hãy đơn giản hóa câu từ. Vì sự gọn gàng, dễ hiểu không kén người nghe.

– Tránh lối nói mỉa mai, “nói mát”: lối nói chỉ trích người khác một cách bóng gió, văn hoa. Lối nói mỉa mai thể hiện bạn luôn có thái độ thù địch, kém vị tha và hay xét nét.

– Không đề cập đến các chủ đề mà người nghe không hiểu, không quan tâm hoặc các chủ đề nhạy cảm như: chính trị, tôn giáo, giới tính.

– Cách dùng từ: không dùng tiếng lóng ít người biết, khẩu ngữ, từ địa phương, tránh hiểu nhầm cho khách hàng. Không dùng từ chuyên ngành (đối với những khách mới), từ cổ, ngôn từ hoa mỹ.

#4. Trường hợp trao đổi Online 

long-trung-thanh-cua-khach-hang

 

Khi trao đổi qua Email hoặc trao đổi Online, bạn nên chú ý tới một số điểm sau để cuộc trao đổi diễn ra tốt đẹp nhất:
– Đặn tên hiển thị, ảnh đại diện phù hợp. Trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, bạn nên để một cái tên chuẩn mực đi kèm một hình đại diện tiêu chuẩn. Tên hiển thị của bạn nên là tên thật. Hình ảnh hiển thị cũng nên là bạn nhưng … phải thật nghiêm túc, tạo ra sự tin tưởng đối với khách hàng.
– Giới thiệu bản thân. Trước khi bắt đầu cuộc trao đổi, bạn nên giới thiệu bản thân mình như tên, công việc.. Xác định rõ hướng đi của câu chuyện. Ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề. Bạn cần nhanh chóng tìm hiểu ý muốn, nhu ầu của khách hàng để tiến hành công việc nhanh chóng.
– Khi trao đổi Online với khách hàng, bạn cũng không nên viết in hoa tất cả các chữ. Ví dụ “XIN CHÀO!TÔI LÀ HUYỀN”. Việc gửi những nội dung tin nhắn/email như thế này khiến người đọc hết sức khó chịu và nghĩ rằng bạn đang “la hét thị uy” với họ.
– Hãy học thói quen chờ đợi. Bạn không nên nhắn tin dồn dập, hối thúc khách hàng. Mà bạn cần lựa theo thời gian của khách. Hãy chờ đợi họ trả lời lại tin nhắn. Nếu quá lâu, bạn có thể nhắc họ bằng một hai câu đại loại như “anh/chị thấy thế được chưa ạ?”, hoặc “Anh/chị thấy ý kiến của em như thế nào ạ?”
– Không nên sử dụng biểu tượng cảm xúc trong khi trao đổi để đảm bảo tính chuyên nghiệp của cuộc hội thoại. Hơn nữa, nhiều khách hàng là người lớn tuổi hoặc yêu cầu chuyên nghiệp sẽ thấy bạn “trẻ trâu” và non nớt.
– Ngoài ra, nếu bạn trao đổi với khách hàng bằng email thì cũng nên chú ý tới việc kiểm tra lại các tiêu đề, chính tả và form email chuẩn.

#5. Mạnh dạn tư vấn và trao đổi 

Khách hàng luôn muốn nghe lời tư vấn của bạn. Khi bạn thấy có một vài thay đổi có thể làm sản phẩm tốt hơn, hãy mạnh dạn trình bày và chia sẻ với khách hàng. Nếu điều bạn góp ý mang lại hiệu quả tốt, khách hàng chắc chắn sẽ đánh giá rất cao bạn, thậm chí còn thưởng thêm. Còn nếu không thì khách hàng vẫn đề cao tinh thần đóng góp và đánh giá ý thức làm việc của bạn rất cao.

#6. Tiếp xúc với càng nhiều khách hàng càng tốt

Có lý thuyết mà không có thực hành thì sẽ mãi không có hiệu quả. Vì vậy, bạn cần tiếp xúc và làm việc với càng nhiều khách hàng càng tốt. Mỗi lần, bạn đêu có thể đúc rút ra cho mình những kinh nghiệm, “mánh” riêng. Để dần dà, bạn đã trở nên “điệu nghệ” từ lúc nào không hay.

Tips: bạn có thể tìm kiếm nhiều khách hàng hơn tại các trang website tìm việc dành cho freelancer như Jobsign.

Lời Kết

Dù bạn mới hay đã làm freelancer “kì cựu” thì việc giao tiếp với khách hàng vẫn cần được chú trọng. Giao tiếp tốt vừa giúp khách hàng có ấn tượng tốt. Duy trì mối quan hệ, cũng là mở ra cánh cửa đón chào những khách háng mới tìm tới bạn.

Mong rằng, bạn sẽ sớm có nhiều khách hàng và dự án hơn nữa trong tương lai với những mẹo nhỏ giao tiếp trong bài viết này.