5 KỸ NĂNG MỀM MÀ MỌI FREELANCER CẦN CÓ

5 KỸ NĂNG MỀM MÀ MỌI FREELANCER CẦN CÓ

Nếu tự hỏi bản thân mỗi freelancer những kỹ năng cần thiết để thành công, đa phần họ đều trả lời cho bạn những thứ như kỹ năng coding, hay khả năng tư duy sáng tạo, vân vân và mây mây. Tuy nhiên ở bài viết này, tụi mình muốn mang đến cho bạn một góc nhìn khác, những kỹ năng mềm mà một freelancer cần có để có thể làm việc độc lập lâu dài và theo đuổi công việc này trong chặng đường tiếp theo. 

Tất nhiên điều kiện cần thiết để trở thành một freelancer vẫn là những kỹ năng về chuyên môn, bất kể ngành nghề nào cũng cần có 3 yếu tố chính để thành công: kỹ năng chuyên môn, năng lực trí tuệ và thông minh về mặt cảm xúc. Phần lớn mọi người đều cho rằng chỉ cần chuyên môn giỏi thì bạn sẽ “auto” thành công. Thực chất để thành công, chúng ta cần 3 yếu tố chính làm nên điều đó. Như vậy, nếu một người không quá xuất sắc về phương diện chuyên môn, họ vẫn sẽ thành công được khi phát triển những kỹ năng mềm khác.


 
Dưới đây là 5 kỹ năng cần thiết mà các bạn làm nghề freelance không nên bỏ qua. Dẫu biết rằng bạn có thể đã và đang gặt hái được cho mình những thành công nhất định, nhưng nếu bạn có những kỹ năng dưới đây sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội mới, sự nghiệp thăng hoa hơn.

1. Kỹ năng giao tiếp

Rõ ràng kỹ năng giao tiếp nói chung luôn đóng vai trò quan trọng cho một người chủ doanh nghiệp, sales. Tuy nhiên, có nhiều người quan niệm rằng làm nghề sáng tạo thì kỹ năng giao tiếp là không cần thiết, họ chỉ cần giỏi về chuyên môn là được. Quan niệm này hoàn toàn là sai lầm bởi vì nghề nào cần phải có sự trao đổi giữa đôi bên. Phát triển khả năng giao tiếp tốt sẽ mang lại cho bạn nhiều cơ hội hơn, từ đó bạn cũng có khả năng tạo ra nguồn  tài chính tốt hơn cho riêng mình. 

2. Kỹ năng quản lý công việc

 Nếu bạn là 1 người làm freelancer full time, khả năng cao bạn nhận cùng lúc rất nhiều dự án. Kỹ năng quản lý công việc đảm bảo bạn có thể hoàn thành các dự án đúng deadline, không bỏ lỡ bất kì task nào.Thời đại số luôn biết cách khiến mọi thứ trở nên dễ dàng hơn với những tools được thiết kế để hỗ trợ người dùng quản lý công việc dễ dàng. Bạn có thể tham khảo những tools dưới đây:

  • Trello

Trello là phần mềm quản lý dự án được xây dựng dựa trên phương pháp Kanban. Giao diện của Trello là một bảng thông tin, trực quan hoá công việc với các cột tương ứng với trạng thái (ví dụ: To do, Doing và Done). Với thiết kế tối giản và cách sử dụng đơn giản, bạn có thể dễ dàng theo dõi luồng công việc, phân công nhiệm vụ, cộng tác trên Trello, chỉ với thao tác kéo và thả đơn giản. Giao diện làm việc của Trello giống hệt với các tờ giấy note được dán trên màn hình. Do vậy, bất kỳ ai nhìn vào cũng có thể dễ dàng nắm bắt và sử dụng.
 

  • Asana

Asana là phần mềm quản lý dự án cơ bản giúp theo dõi dự án, công việc, thời gian, nguồn lực, tất cả chỉ với một giao diện đơn giản. Bạn có thể xem tổng quan hoặc chi tiết dự án, hoặc theo dõi công việc linh hoạt thông qua bảng Kanban hoặc To-do-list… Asana là một phần mềm đáp ứng khá đầy đủ nhu cầu của một nhà quản lý muốn kiểm soát khối lượng công việc đồ sộ của công ty.
 
3. Kỹ năng quản lý thời gian

Có bao giờ bạn ước gì có hơn 24 tiếng trong một ngày để hoàn thành công việc không? Mình đoán chắc là ai cũng đã từng có suy nghĩ đó. Lý do bạn có những suy nghĩ đó là vì bạn chưa biết cách quản lý quỹ thời gian của chính mình. Ai cũng có 24 tiếng một ngày như nhau, việc làm sao sử dụng triệt để khoảng thời gian ấy, bạn cần phải có kỹ năng này. Đặc biệt những bạn thường xuyên làm việc tại nhà, có rất nhiều thứ chiếm lấy thời gian của bạn và hơi vất vả để có thể vận dụng tối đa năng suất trong một ngày. 

Dưới đây là một vài cách để giúp bạn phát triển kỹ năng này của mình:

  • Lập thời gian biểu cho một ngày

Cũng giống như ngày còn bé chúng mình đi học, luôn luôn có một chiếc thời khóa biểu để biết được hôm nay mình học gì, làm gì vào tiết nào. Thời gian biểu một ngày cũng vậy, bạn nên sắp xếp chúng theo một hệ thống nhất định. Ví dụ từ 9h-12h trưa bạn sẽ làm những công việc cụ thể này. Giờ nghỉ trưa của bạn sẽ tốn khoảng bao nhiêu giờ. Từ 1h30 đến 6h tối, bạn chia nhỏ từng mốc thời gian ra và đặt deadline cho công việc của mình. 

  • Giảm sự phân tâm hết sức có thể

Như đã đề cập ở trên, đối với những bạn hầu hết thời gian là làm việc tự do, nơi làm việc của bạn có thể ở khắp mọi nơi. Làm việc ở nhà đến quán nước sang chảnh, rồi quẹo về quán cóc cà phê chốn ven đường. Chúng có thể ở bất kì nơi đâu, tùy thuộc vào bạn. Tuy nhiên hãy đảm bảo rằng những khu vực bạn làm việc không có quá nhiều sự phân tâm và nên có một chỗ ngồi nhất định. Nhưng kể cả nếu làm việc trong tiếng động cũng có thể làm bạn tập trung thì bạn cứ thế mà làm nhé. 

4. Kỹ năng Sales

Có thể bạn sẽ cho rằng nếu một freelancer làm công việc như developing hay graphic design thì kỹ năng này chẳng cần thiết chút nào. Sự thật lại ngược với những nhận định trên, ai cũng cần có kỹ năng bán hàng để phục vụ cho công việc của họ. Bạn không nhất định phải giỏi một  như một chuyên gia về sale, nhưng hãy trang bị cho mình kỹ năng này đủ để bạn có thể “chốt đơn” với khách hàng của mình. Sau khi pitching, nếu bạn có thể hoàn toàn “knock-out” client chọn dự án của mình thì bạn đang sử dụng kỹ năng sale thần sầu của mình.

5. Phát triển chuyên môn

Kỹ năng cuối cùng mà tất cả mọi người cần phải phát triển đó chính là những kỹ năng chuyên môn. Bên cạnh phát triển những kỹ năng mềm, nâng cao những kỹ năng chuyên môn trong nghề là việc phải có. Làm một Freelancer, bạn phải phát triển nhiều kỹ năng chuyên môn khác chứ không chỉ đơn giản những chuyên môn bạn đã có sẵn. Bạn có thể vừa là một developer vừa là một marketer. Hay bạn đã là một content writer và cần lắm kỹ năng của một graphic designer để phục vụ cho công việc của mình.

Hy vọng rằng qua bài viết, các freelancer đã có thêm nhiều kiến thức và nâng cao các kỹ năng mềm cần thiết để phát triển bản thân và công việc của mình trong tương lai. Nếu bạn là một Freelaner và đang tìm kiếm những công việc chất lượng tại nhà thì không thể bỏ qua Website Jobsign.co, nơi kết nối bạn với nhà tuyển dụng uy tín hàng đầu tại Việt Nam.