22 yếu tố đánh giá một Content chất lượng

22 yếu tố đánh giá một Content chất lượng

Làm thế nào để Writer đảm bảo rằng họ đang tạo ra content chất lượng? Liệu chúng ta có đang phí thời gian để tạo rác trên Internet? Để hạn chế việc nhắm mắt đoán mò, Jobsign đã phân tích ra được 22 yếu tố chung thường thấy trong các content có kết quả tốt.

1. Bài viết tổng thể

Bài Tổng Thể rất dễ lên TOP, từ người đến Googlebot ai cũng thích cả. Vì nó chứa đầy đủ thông tin của TOP 10 đối thủ và thông tin Unique.

Thông tin trên Top 10: Thông tin phải tốt thì Google mới cho lên top 10. Bạn cần phân tích và tổng hợp lại những thông tin này. (Top 10 tiếng Anh càng tốt, vì chuyên sâu hơn)

Thông tin Unique: Là thông tin chưa có ở bất cứ đâu, chỉ mình bạn có. Để có thông tin Unique thì người viết thường phải là chuyên gia. (Nếu có thì tốt, không có không sao)

tải xuống-1

 

2. Bài viết có Outline (mục lục) rõ ràng

Nếu nói Outline quyết định chất lượng bài viết cũng chẳng sai.

Lợi ích khi có Outline chuẩn:

Bài viết của bạn sẽ luôn đầy đủ: Không thừa ý, không thiếu ý.
Viết sẽ dễ hơn nhiều, vì có định hướng rõ ràng, không lo lạc đề.
Độc giả có trải nghiệm đọc tốt hơn, họ sẽ không bị lạc giữa một rừng thông tin.
Khi bạn thuê writer viết, việc đưa mục lục cho writer sẽ giúp họ viết đúng ý của bạn.

3. Viết đúng ý định tìm kiếm (Search Intent)

Ví dụ người dùng tìm kiếm Google: “Hạt cho mèo”. Thì có khả năng ý định của họ là:

Hạt cho mèo loại nào tốt?
Phân biệt hạt giả, hạt thật.
Hạt hay thức ăn tự làm tốt hơn?
Hạt giá cả ra sao?
Hạt mua ở đâu chất lượng?
Thì bài viết của bạn phải cung cấp được cho họ một trong những thông tin trên, hoặc hầu hết các thông tin trên. (Tuỳ vào nghiên cứu từ khoá)

Còn nếu bài đó bạn viết về hạt cho chó, hay hạt cho vịt thì coi như bỏ đi, vì nó không liên quan tới thứ người đọc cần.

Thông thường Search Intent của người dùng sẽ lắt léo, khó đoán hơn bạn tưởng nhiều. Nên để chắc chắn bạn làm đúng, hãy quay lại bước 3, lập một cái outline chuẩn chỉnh.

4. Unique Concept

Ở đây bạn hiểu là Cách Truyền Đạt phải khác biệt.

Ví dụ: Với key “cửa gỗ công nghiệp” thì có một số concept cho bài viết; là:

Top 10 tiêu chí chọn cửa gỗ công nghiệp tốt (Toplist)
Hướng dẫn chọn cửa gỗ công nghiệp tốt (Hướng dẫn)
Chuyên gia nhìn nhận cửa gỗ công nghiệp tốt thế nào? (Đánh giá)
Các concept này về mặt ý nghĩa gần như giống nhau, 9/10 tiêu chí y hệt, nhưng cách viết thì lại khác hoàn toàn.

Vậy hỏi: Trên top 10 có 3 đối thủ theo Concept Hướng Dẫn rồi, thì mình có viết Hướng Dẫn nữa không?

Trong đa số trường hợp thì không nên. Đây là lúc bạn nên dùng Toplist, Đánh Giá, So sánh,… Để dễ dàng cạnh tranh với các đối thủ.
Bài trên Facebook cũng tương tự, khi mà đối thủ đã dùng công thức AIDA quá nhiều, thì đây là lúc bạn nên dùng công thức APP, PAS, BAB, Storytelling,…

5. Bài viết theo công thức chuẩn

Điều bạn cần hiểu về công thức là: Toàn những thứ cực kỳ hiệu quả, qua thử nghiệm cả rồi thì người ta mới đúc kết thành công thức.

Với Content SEO, đặc biệt là những đoạn mở đầu thì bạn nên dùng công thức để thông tin được bố trí khoa học nhất. Nhằm cuốn hút user đọc từ đầu tới cuối.

6. Bài viết phải đúng đối tượng

Ví dụ khách hàng của Kind chủ yếu là chủ doanh nghiệp, thì văn phong tốt nhất là: Chuyên nghiệp, rõ ràng, ngắn gọn. Ảnh cũng phải nét căng, chứ mờ thì mất chuyên nghiệp.

Cái này thì chắc dễ xác định, nhưng một còn một thứ nữa mà mọi người hay bỏ qua.

Đó là…

Nhu cầu của khách hàng. Có người người đã có nhu cầu mua, có người chưa có nhu cầu mua, có người đang phân vân mua lại,… Mỗi nhu cầu, mỗi thông điệp khác nhau.

7. Bài viết trùng lặp 0%

Tức là bài viết không được copy từ bất cứ nguồn nào khác, cũng như spin content một cách ngu ngốc. Nếu muốn kinh doanh lâu bền thì điều này quá hiển nhiên rồi.

Trường hợp những câu không thể làm khác như: Luật nhà nước, tính năng, các câu trích dẫn,… Thì tạm chấp nhận hoặc để nguồn. Còn lại câu từ phải mới 100%.

8. Bố cục phải đẹp

Đa phần người dùng chỉ lướt đọc các mục chính và out cực nhanh, họ thậm chí chẳng kéo tới nổi giữa bài.

Để user đọc lâu nhất có thể, bạn có thể tham khảo bố cục này:

Mỗi đoạn 1-3 dòng, nhiều nhất 4 dòng (và chỉ nên có 2 đoạn 4 dòng trong bài).
Nên chèn hình để mô tả cái ý đang nói. Và nhớ đặt mô tả ảnh.
Nên ưu tiên các đoạn liệt kê ngắn gọn.
Nên đánh số từng mục 1, 2, 3, 4.
Nhất quán Font chữ, màu chữ, cỡ chữ cả trên PC lẫn Mobile.

9. Đầu tư tiêu đề tăng tỉ lệ Click

Bài hay cỡ mấy mà người ta không bấm vô xem tiếp thì cũng bỏ đi. Nên tiêu đề bắt buộc phải hay, thu hút click.

Bạn có thể tham khảo 41 cách viết tiêu đề và những mẫu tiêu đề hấp dẫn mà Kind đã chia sẻ nhé.

10. Mang lại giá trị

Phải chắc chắn chủ đề bạn định viết mang lại gì đó cho người đọc, vd: Chia sẻ thủ thuật, cảnh báo, hướng dẫn,… Hay mang lại cảm xúc vui, buồn, tức,… cũng là một loại giá trị.

Để làm được điều này thì trước khi viết, bạn cần xác định được thông điệp bạn muốn truyền tải trong bài viết là gì. Nếu nó mang lại giá trị, thì bạn cứ tự tin mà làm.

11. Tối ưu hóa SEO

Cái này là chắc chắn phải có rồi. Nếu bạn chưa biết tối ưu hoặc thậm chí chưa biết làm Content SEO thế nào thì hãy tham khảo ở bài viết này: 34 checklist viết bài chuẩn SEO mà bạn cần tối ưu.

12. Thông tin phải đúng

Ví dụ bài viết về 50 cái khách sạn hot nhất Đà Lạt, thì phải check lại coi nó còn hoạt động không. Lỡ đâu qua dịch nó phá sản rồi thì nhét vô chi?

13. Mọi thứ xoay quanh thứ mình có

Nhiều bạn rất kỳ, đi quảng cáo cho thương hiệu khác, thậm chí kêu tới trung tâm khác tư vấn. Có bạn bảo “Để giúp ích cho khách nên phải thế”. Đúng, nhưng bên mình có, việc gì phải giới thiệu bên khác?

Nên yêu cầu ở mục này:

Phải hiểu rõ bài viết có 2 mục tiêu là: Giúp đỡ khách hàng và bán hàng/bán dịch vụ.
Ví dụ các bài Top 10 sản phẩm thì phải tìm hiểu xem bên mình có sản phẩm gì rồi list vào.
Với những bài bắt buộc phải có sản phẩm bên khác, thì phải nổi bật bên mình hơn. 100 bài thì chỉ nên có tối đa 10 bài thế này.
Các vấn đề không liên quan đến thương hiệu thì làm sau cùng, và phải hỏi quyết định của sếp trước khi viết.

14. Nổi bật thương hiệu:

Sẽ thật phí nếu như độc giả đọc xong chẳng nhớ bạn là ai.

Để khách hàng nhớ về bạn, hãy tham khảo những cách sau:

Xưng hô bằng tên thương hiệu. 
Trong bài phải đề cập tới Điểm mạnh của thương hiệu. 
Trong bài phải có CTA đậm chất thương hiệu. 
Nếu có tính cách hay văn phong riêng thì càng tốt.

15. Đề cập tới ít nhất một lợi thế cạnh tranh

Jobsign có nhắc trong phần nổi bật thương hiệu rồi. Nhưng tầm quan trọng của nó đáng để nhắc lại.

Buộc phải có nhé. Vì đây là yếu tố tiên quyết để tạo ra chuyển đổi. Bạn cứ nghĩ xem: Hàng hoá giờ đâu có thiếu, bạn không có gì khác biệt thì sao người ta mua?

16. Bài phải thân thiện

Trừ giấy hướng dẫn sử dụng. Nếu bạn muốn người ta đọc, thì bạn buộc phải viết sao cho thân thiện và gần gũi với người đọc.

Vài lời khuyên để giúp bài bạn gần gũi với người đọc hơn:

Nói sao viết vậy.
Khi viết tuyệt đối đừng quay lại sửa, cứ để suy nghĩ của bạn chảy cho hết. Khi hết ý rồi thì bạn mới quay lại sửa cho content hay hơn.
Đọc mấy Blog thân thiện hàng ngày, dần dần sẽ học được cách họ viết.
Sử dụng những từ đời thường, như nói chuyện. Kiểu: “ các bác, mấy bạn, nói nghe nè, anh em, ok nhớ, ông nghĩ sao,…”.

17. Phải có Call To Action và Internal Link

Hai yếu tố này góp vai trò rất lớn trong việc tăng Chuyển Đổi cho thương hiệu.

Call To Action là kêu gọi người dùng làm một điều gì đó, ví dụ kêu gọi họ mua hàng, kêu gọi họ tương tác, kêu gọi vào xem bài khác,… Nói chung là nói độc giả làm một cái gì đấy.

Internal Link hiểu đơn giản là mấy cái link mà bạn chèn vào bài viết. Mục đích để người dùng bấm vào xem tiếp các bài viết khác của website mình, giữ họ ở lại xem trang lâu hơn.

Yếu tố về CTA và Internal Link phải rõ ràng thế này:

Bài có ít nhất 2 CTA.
Bài về Top 10 sản phẩm thì phải chèn 10 link cho từng sản phẩm đó.
Sau khi list một đống sản phẩm phải CTA đọc thêm các sản phẩm khác tại đây…
Ít nhất 1 cái CTA chứa internal link “đọc thêm bài viết abc, xyz”.
Dẫn dắt khách thật hợp lý mới CTA chứ không CTA bâng khuâng.
Và trên hết là tâm huyết, chỗ nào hợp lý là phải chèn link với CTA, chứ không chỉ làm theo yêu cầu.

18. Các bài viết phải nhất quán

Hình ảnh nên chèn Logo.
Câu từ, tính cách của thương hiệu phải giống nhau.
Bố cục nội dung truyền đạt giống nhau.
Dùng màu chủ đạo của thương hiệu, đừng có 7 sắc cầu vồng.
Dễ nhưng mà khó để làm chuẩn. Rất cần sự phối hợp của cả nhóm và sự kỷ luật để làm đúng.

19. Hình ảnh có đầu tư

Ảnh dùng thế nào tuỳ vào định hướng của doanh nghiệp. Ví dụ định hướng chuyên nghiệp thì ảnh luôn phải nét, chất, đẹp ở mọi mặt trận. Còn theo kiểu tấu hài thì mờ mờ mà hài cũng được.

word-image-297

 

Yêu cầu về ảnh:

Ảnh buộc phải liên quan tới Content.
Ảnh hài hước là điểm mạnh.
Ảnh đẹp, HD, chất lượng cao. (Với những doanh nghiệp có phong cách chuyên nghiệp)
Ảnh chân thật, tự chụp là điểm mạnh.
Đặt alt, đặt tên ảnh, đặt mô tả ảnh, chèn Logo.
Tối ưu dung lượng ảnh trước khi tải lên website.
Căn chỉnh hợp lý khi đăng bài.
Vài cách Kind hay dùng để kiếm ảnh:

Dùng Canva tạo ảnh, 2 phút là được tấm siêu đẹp. Nơi đây còn nhiều mẫu sẵn cho bạn lựa. Bạn vào chỉ cần đổi chữ cho hợp ảnh, kéo thả chút là xong.
Tìm kiếm ảnh trên các kho ảnh chất lượng HD, miễn phí: Unsplash, Pixabay, IM Free, Freepik,…
Tìm trên Pinterest. Trên đây chủ yếu tìm các ảnh hài hước, đôi khi cả ý tưởng content nữa. (Nghề sáng tạo mà không dùng trang này là một thiệt thòi đấy)

20. Không có các lỗi vớ vẩn

Mấy lỗi như sai chính tả, ngữ pháp, chèn sai link, khoảng cách không đều, chèn sai heading là các lỗi rất vớ vẩn, xuất phát từ việc cẩu thả, không có tâm. (Trừ khi đó là chủ ý của bạn)

Lỗi này cực kỳ phổ biến nếu bạn làm sơ sài. Bạn có thể khắc phục lỗi này bằng cách rất đơn giản: Double Check, Triple Check: Kiểm tra thật kỹ lại bài viết của bạn sau khi đăng.

21. Cập nhật thường xuyên

Viết từ năm 2017, rất khác năm 2021 đúng không? Sửa đi!

Content trên Website, bạn cứ sửa lại thoải mái cho hợp thời đại. Google rất thích những nội dung được cập nhật.

Content trên Facebook, sau khi sửa cho hay hơn bạn hoàn toàn có thể copy (bài của mình) và đăng lại mà chả cần lo ngại gì.

22. Tránh những lỗi phổ biến khi viết Content

Việc tránh các lỗi phổ biến cũng quan trọng không kém việc làm đúng các yếu tố trên.

Kind thực chiến đã lâu nên tổng hợp được kha khá các lỗi ở đây rồi: 20+ sai lầm khi viết content SEO bạn cần tránh

Kết bài,

Để làm tốt 22 tiêu chí trên thì sơ sơ các bạn cần: Nghiên cứu thị trường, đối thủ, khách hàng, từ khóa, tổng hợp thông tin, biết SEO, hiểu brand, kỷ luật,…

Nghe khó đúng không? Nhưng đó chính xác là thứ mà dịch vụ viết bài chuẩn SEO của Kind làm cho bạn. Người tâm huyết làm content chất lượng mà ^^.