5 BƯỚC QUAN TRỌNG ĐỂ TRỞ THÀNH CONTENT FREELANCER

5 BƯỚC QUAN TRỌNG ĐỂ TRỞ THÀNH CONTENT FREELANCER

Content freelancer là gì? Hiểu một cách dân dã là, nằm ngồi, ăn nghỉ, ở đâu cũng có thể sản xuất nội dung được; thoát khỏi hình tượng công sở 8 tiếng mỗi ngày và trở thành một “đại gia" thu bạc triệu nếu biết cách. Nhưng để đạt được hình tượng đó, thử xem các newbie nên làm thế nào để trở thành freelance content writer thực thụ nha. 

1.  Tìm hiểu "người yêu" 
Có 2 “con mồi" mà bạn có thể “cưa cẩm" chính là: 

Content writer: là người thường sản xuất các organic content cho website, blog, Facebook hoặc Instagram. Nhiệm vụ của nhóm này là khiến khách hàng tin, yêu và sẽ hành động trong tương lai. Vì thế, KPIs của nhóm này thường ở số lượng bài và lượng tương tác của khách hàng. 

media

 

Copywriter: “hòm hòm" có thể hiểu là người viết nội dung quảng cáo. Viết sao mà vừa nghe, vừa xem, hoặc đọc xong là người dùng thấy thích thương hiệu, sản phẩm này quá, phải mua ngay mới được. Người viết copywriter còn viết slogan, tagline cho các chiến dịch, thông điệp truyền thông, đặt tên cho thương hiệu. Công việc này đòi hỏi nhiều tính sáng tạo, hiểu về chiến lượng thương hiệu và khách hàng. Đây được xem là “cô gái" mà tay viết nào cũng muốn chiếm hữu nè! 

2 người yêu này sẽ lại có 2 tính nết khác nhau, bạn xem thích tính nào nha: 

Social content: viết trên mạng xã hội thường thấy, các nội dung này có thể là bài review, so sánh, bài phân tích công dụng, các mẹo vặt, hoặc các bài engagement. Dạng bài này cần sáng tạo và kiến thức khá nhiều. 

SEO content: hiểu đơn giản là viết nội dung cho website làm sao có thể lên top tìm kiếm của Google được. Dạng bài này lại thiên về kỹ thuật nhiều hơn. 

Vậy suy ra, để làm freelance content chúng ta cần phát triển cả khả năng viết, tình sáng tạo và kỹ thuật. Bà con nhắm thấy người yêu mình “khó tình" chưa nè! 

2. Chọn "chiến thuật" cưa người yêu

Khi chọn được một em theo ý mình rồi thì việc đầu tiên là các bạn nên học cách yêu cho bền vững. 

Với social content bạn có thể học về: 

  • Kiến thức chuyên môn của ngành mà bạn chọn 
  • Cấu trúc bài viết như thế nào là hấp dẫn 
  • Cách bắt trend cho hợp với thương hiệu 
  • Cách có được những nguồn tin về xu hướng, thương hiệu nhanh nhất. 
  • Cách đặt tiêu đề hấp dẫn 
  • Cách phân tích gu khách hàng 
  • Cách biến giọng văn trở thành “tắc kè hoa" theo ý mình thích. 
  • Các format ảnh cho bài đăng 
  • Cách dẫn và rút gọn link cho ngắn gọn và đẹp mắt
  • Cách lên content pillar (cột nội dung) và các angle content. 

Với những ai muốn làm việc như một copywriter, bạn nên tham khảo thường xuyên những case study trong nước và cả quốc tế. 

3. Tán tỉnh thật sự 

Sau khi tìm hiểu, bạn có thể thực hành xem sao. Bất cứ những gì xung quanh bạn, bạn có thể thực hành viết và đăng lên trang cá nhân của mình xem phản ứng của người xem như thế nào. 

Ngoài ra, bạn có thể học từ sai lầm, sai và sửa, sai và sửa bằng cách mạnh dạn nhận bài. Vậy thì hãy. 

4. Tận hưởng mùa yêu đầu

word-image-297

Tìm đâu để có người chịu yêu đam mê của mình đây? 

Cùng kinh qua 5 cấp độ nha, nhưng quan trọng là cả 5 cấp độ “yêu" này là không được bị động. 

Cấp 1 - Tìm người yêu 

Bạn có thể nằm vùng trong những group Facebook chuyên về viết lách, việc freelance để tìm việc. Đây là cách sơ khai nhất. Nhưng quan trọng là, bạn làm sao để thẩm định được đây là post tuyển dụng đáng tin cậy mà bạn sẽ không bị quỵt tiền. Bạn để ý những lưu ý sau: 

Nick đăng bài có phải nick thật không? Có nhiều bài đăng trên trang cá nhân không? Có được tương tác nhiều không? 
Bài viết có quy định rõ yêu cầu không, chẳng hạn như: viết cho sản phẩm gì? Thương hiệu nào? Yêu cầu rõ ràng về: số lượng chữ, số lượng bài, đăng tại đâu… 
Có rõ ràng về contact ứng tuyển không, chẳng hạn qua email?  Có thông báo cách nhận tiền thù lao rõ ràng không? 

Khi là newbie, bạn đừng ngại thẳng thắn. Chẳng hạn như khi thương lượng giá mà giá quá thấp, hoặc đưa ý kiến không rõ ràng, revise bài nhiều lần thì phải chứng tỏ mình là người không dễ bị ăn hiếp nha. 

Cấp 2 - Mưa dầm thấm lâu 

Kiểu này dành cho những người cực kỳ kiên nhẫn. Bạn sẽ dạo quanh các fanpage, các group doanh nhân, thương hiệu, tự đánh giá, tự đưa ra giải pháp. 

Bạn có thể tự vẽ đường cho họ thông qua: kế hoạch nội dung, phong cách thiết kế, nếu đỉnh hơn, có thể tư vấn về nhận diện thương hiệu lại cho họ. 

Để đạt được hiệu quả cao, bạn cần có một chiếc portfolio cực xịn để chứng minh cho họ thấy là bạn nói có căn cứ và đã từng làm. Đọc thêm bài viết về cách làm portfolio ngay tại đây! 

Cấp 3 - Không làm gì cả, "người yêu" sẽ đến 

Cấp độ này đòi hỏi bạn phải có brand name. Brand name có thể đến từ “truyền miệng", sống lâu lên lão làng hoặc thông qua cách bạn xây dựng trên mạng xã hội, có thể là fanpage, community riêng. Chẳng hạn như anh Maya - Giảng viên lớp Social Commerce tại AIM Academy, anh đã xây dựng cho riêng mình và thương hiệu những kênh social đạt được lượng quan tâm rất lớn như: “Tâm sự freelancer" - 12K thành viên hoặc kênh TikTok gần 70K theo dõi… 

Cấp 4 - Trở thành "chủ vựa" 

Cao cấp hơn nữa, bạn sẽ trở thành một “chủ vựa". Bạn có thể nhận bài về và “phân phối" lại cho người viết theo bài hoặc theo lương cứng. Chẳng hạn như, bạn nhận với giá 200 nghìn 1 bài thì khi chia lại, bạn có thể để giá 100 nghìn. 

Cấp 5 - Hướng dẫn người khác "yêu đúng cách"

Và đỉnh cao của freelance content writer đó là: bạn trở thành một nhà đào tạo, bán khóa học về content. Người thật, việc thật! Bạn sẽ không cần phải loay hoay chứng minh nhiều khi có những kênh và portfolio do chính mình sở hữu đâu nè. 

5. Luôn phải học "yêu" mỗi ngày

Nhiều bạn sau khi lên tay hoặc lên tầm “chủ vựa" thì không làm những việc liên quan đến thực thi nữa. Vì thế, tay viết ngày càng lụt dần, bỏ xa xu hướng. Nên lời khuyên cho bạn là dù ở bất cứ level nào, cũng hãy luôn học hỏi, trau dồi mỗi ngày qua nhiều kênh, nhiều lĩnh vực mà bạn theo đuổi. Bạn có thể tham khảo một số kiến thức ngành cũng như cách các nhà sáng tạo nội dung nổi tiếng đang xây dựng như thế nào nhé!