17 tips cho những người muốn bắt đầu trở thành freelance designer (Phần cuối)

17 tips cho những người muốn bắt đầu trở thành freelance designer (Phần cuối)

10. Có một hệ thông đã thiết lập để theo dõi thời gian và lập hóa đơn cho khách hàng

Các vấn đề liên quan đến kinh doanh luôn là một nỗi sợ hãi đối với các freelancer. Do vậy, hãy đảm bảo rằng mọi thứ đều có tổ chức. Có rất nhiều website hỗ trợ việc này, có thể mất phí hoặc không. Bạn có thể tham khảo ở một số website Fanurio, FreshBooks, và Zoho hoặc 20 Invoicing Tools for Web Designers.

11. Lên kế hoạch thời gian mà bạn cần để đầu tư vào công việc

Rất nhiều freelancer đã rất ngạc nhiên khi nhận ra rằng họ đã mất rất nhiều thời gian cho những công việc chẳng thu được lại chút thu nhập nào nhưng lại rất cần thiết trong công việc kinh doanh. Chẳng hạn như các vấn đề tài chính, trả lời email, tìm việc, giao lưu với các chuyên gia trong ngành khác và vv.

shutterstock_384490126

 

Tất cả những điều này đều cần được làm để có thể trở thành một freelancer thành công, nhưng hầu như không có công việc nào trong số đó mang lại thu nhập trực tiếp cả. Đừng mong đợi rằng bạn có thể sử dụng toàn bộ thời gian làm việc của mình vào các dự án của khách hàng mà có thể tạo ra thu nhập. Thay vào đó, hãy lên kế hoạch lịch trình của bạn và tính toán để có thể đưa ra bảng báo giá cho các khách hàng tiềm năng của mình.

12. Xem xét đến việc chuyên môn hóa

Một vài freelancer có thể tách mình ra khỏi đám đông và thu hút các khách hàng tiềm năng bằng cách trở thành một chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể hoặc một loại công việc cụ thể. Đây là những ưu và nhược điểm đối với việc chuyên môn hóa, nhưng nó cũng là một điều đáng để xem xét. Bạn có yêu thích loại công việc nào không, bạn có muốn sử dụng hầu hết thời gian làm việc của mình vào công việc nào không. Bạn có lĩnh vực chuyên môn nào mà giúp bạn có thể trở nên giá trị hơn đối với các khách hàng tiềm năng không?

13. Xem xét việc tạo dựng một blog

Có rất nhiều cách khác nhau để đưa các dịch vụ của bạn ra thị trường khi bạn là một freelance designer, một trong số đó chính là việc tạo dựng một blog, thường thì đối với ngành thiết kế, người ta thường ưu tiên trang portfolio. Các nhà thiết kế thường không sử dụng các trang blog của họ để đẩy mạnh các dịch vụ của mình, nhưng đây là một cách tuyệt vời để chứng minh chuyên môn của bạn, để xây dựng công nhận thương hiệu, và để cho portfolio của bạn có thêm nhiều cơ hội được tiếp xúc với mọi người.Không phải ai cũng thu được lợi ích từ blog, nhưng hầu hết các freelance designer đều thu được những lợi ích đáng kể từ đó.

Bắt đầu viết blog trên trang portfolio của bạn không có nghĩa là bạn phải viết blog hàng ngày, nhưng nó sẽ liên quan đến một số công việc của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn thích viết và thích tương tác với những nhà thiết kế khác, thì việc viết blog chính là một công cụ hữu ích đấy.

14. Dành thời gian cho những mối quan hệ

Hầu hết những freelancer thành công đều có một những mối quan hệ tốt với các nhà thiết kế chuyên nghiệp khác. Ví dụ như các nhà tiết kế khác, các nhà phát triển web, SEOs, các chủ kinh doanh nhỏ, và bất cứ ai mà có thể trở thành khách hàng tiềm năng của bạn. Và bạn nên phát triển cả các mối quan hệ online và offline.

shutterstock_384490126

 

15. Đừng lờ đi những cơ hội ở nơi bạn

Có thể làm kinh doanh với các khách hàng những người sống ở các khu vực khác nhau trên thế giới là một thuận lợi của việc trở thành một nhà thiết kế tự do, nhưng bạn cũng rất dễ để lờ đi các cơ hội phát triển việc kinh doanh ở nơi mình sinh sống. Vì hầu hết các nhà thiết kế đều không nhắm đến các khách hàng địa phương. Bạn có thể tối ưu hóa trang portfolio để thu hút những người tìm kiếm địa phương và bạn có thể tham gia vào cộng đồng để xây dựng mối quan hệ địa phương của mình.

16. Có những nguồn cần phải tới để tìm việc

Khách hàng của bạn sẽ đến từ mọi nơi, mọi nguồn. Một vài người có thể nghe về bạn qua lời người khác kể. Những khách hàng khác có thể sẽ biết đến bạn qua trang portfolio của bạn và liên lạc với bạn. Nhưng đôi lúc, bạn có thể tìm thấy công việc và không hứng với những nguồn khách hàng này. Trong những trường hợp này, sẽ rất hữu ích nếu như bạn có thể tìm được công việc khi bạn cần.

17. Tập chung vào việc thu thập kinh nghiệm và học hỏi hơn là việc kiếm tiền

Nếu bạn có kế hoạch trở thành một designer, bất kể là một freelancer hoặc nếu bạn muốn trở thành một nhân viên văn phòng, thì việc làm việc để phát triển các kỹ năng của bạn sẽ quan trọng hơn là kiếm thật nhiều tiền. Tất nhiên là tất cả chúng ta đều có những thứ phải chi trả, những hóa đơn hàng tháng, nhưng việc cố gắng kiếm thật nhiều tiền có thể sẽ buộc bạn phải bỏ qua những cơ hội giá trị để cải thiện khả năng và thu thập thêm kinh nghiệm cho bản thân. Lên kế hoạch lịch trình của bạn để cho phép bạn có thời gian học và luyện tập nếu bạn có thể.

Hãy cùng Jobsign chia sẻ kinh nghiệm của bạn nào!