15 “kỹ năng số” Freelancer nên biết trước tuổi 30

15 “kỹ năng số” Freelancer nên biết trước tuổi 30

Ở thời đại công nghệ số, bạn có thể chỉ ngồi lướt web cũng có thể kiếm cho mình được công việc và khách hàng để tăng thu nhập. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là một cách nói vui của những người làm công việc freelance, nếu như bạn thực sự muốn nhận được những công việc tốt và phát triển sự nghiệp Freelancer của mình, hãy bổ sung 30 “kỹ năng số” ngay từ bây giờ.

Những “kỹ năng số” này áp dụng được cho rất nhiều lĩnh vực và công việc khác nhau, giúp bạn phát huy tối đa khả năng của mình, và từ đó nâng cao chuyên môn và thu nhập.

1. Quảng cáo

15-ky-nang-so-freelancer-nen-biet-truoc-tuoi-30-jobsign

 

Nếu một khách hàng muốn quảng cáo cho một sản phẩm hoặc dịch vụ trực tuyến của họ, bạn sẽ giúp được họ chứ? Thiết lập tài khoản Google và Facebook để chạy quảng cáo là việc khó khăn, tuy nhiên việc quản lý chiến dịch quảng cáo thậm chí còn khó khăn hơn nhiều. Vì thế họ mới cần đến bạn để giúp họ. Nếu như freelancer có thể quản lý chiến dịch marketing online cho khách hàng, thì rất có thể họ sẽ trao cho bạn rất nhiều cơ hội làm việc.

2. Email marketing

Sử dụng dịch vụ email marketing không chỉ gia tăng lượt click và mua hàng mà còn có thể thúc đẩy việc tạo ra một hành động mang tính xã hội ở người nhận. Bạn có thể học cách sử dụng những dịch vụ mới phổ biến như VerticalResponse, MailChimp, hoặc e-newsletters với dòng tiêu đề hấp dẫn để kích thích người nhận mở và cung cấp những thông tin chi tiết mà người nhận quan tâm ở bên trong.

3. Xây dựng thương hiệu cá nhân

Nếu bạn chưa từng nghĩ bản thân bạn cũng là một thương hiệu, thì bây giờ chính là lúc tuyệt vời để bắt đầu xây dựng thương hiệu cá nhân cho bạn. Có một hình ảnh chuyên nghiệp có thể giúp freelancer nhận được nhiều công việc hơn.

4. Xuất bản bài trên mạng

5-ly-do-vi-sao-viet-blog-se-mang-den-cho-ban-nhieu-co-hoi-kiem-tien-tu-viet-lach-jobsign

 

Những bài viết hoặc bức ảnh của bạn sẽ được chú ý và thu hút nhiều người đọc hơn nếu nó xuất hiện trên website hoặc blog. Hãy trang bị cho mình kỹ năng tự xuất bản và phân phối dịch vụ thông qua các cuốn sách e-book hướng dẫn.

5. Trải nghiệm người dùng (UX) và giao diện người dùng (UI)

Nếu bạn có dịp được nói chuyện cùng một designer UX hay UI, đó quả là một cơ hội đáng quý giúp bạn bứt phá lên trước các freelancer trong cùng lĩnh vực cũng như đối thủ cạnh tranh. Bạn hãy học hỏi từ họ những điều cơ bản trong việc xây dựng sản phẩm như cách thức chung để cải thiện khả năng sử dụng của một sản phẩm.

6. Dự đoán xu hướng

Một sản phẩm được coi là “dấu ấn của tương lai” nếu nó không cần phải được cập nhật đáng kể khi thay đổi công nghệ. Nếu bạn chịu khó tìm tòi và nghiên cứu các xu hướng về những sản phẩm có thể đáp ứng các yêu cầu và cơ hội tiềm năng trong tương lai trên một số nguồn như các ứng dụng hoặc trang web, thì sẽ có nhiều hơn các cơ hội tạo ra những sản phẩm như vậy.

7. Nghi thức giao tiếp “ảo”

Một số quy tắc cơ bản của các nghi thức giao tiếp “ảo” (etiquette), còn được gọi là các chuẩn mực giao tiếp trên mạng (netiquette), bao gồm sự tôn trọng những quy chuẩn của hành vi trên mạng “ảo” mà bạn có áp dụng trong đời sống thực, không gửi thư rác, không tranh luận quá gay gắt, và bỏ qua những lỗi thuộc về kỹ thuật sử dụng internet của người khác.

8. Địa chỉ IP

Mỗi chiếc laptop và điện thoại bạn sử dụng đều có một địa chỉ IP riêng, giúp hệ thống mạng và các website nhận biết thiết bị của bạn. Để bảo vệ chống lại hacker và virus khai thác địa chỉ IP của máy, bạn nên tìm hiểu về việc “ẩn” nó đi.

9. Quản trị doanh nghiệp thông minh

Làm chủ các giải pháp quản trị doanh nghiệp thông minh (BI) sẽ cho phép bạn chuyển dữ liệu thô thành các thông tin hữu ích và trả lời các câu hỏi như sau: Phân khúc khách hàng nào đang mua cái gì? Những cú nhấp chuột có nghĩa gì? Điều gì thực sự làm cho khách hàng hài lòng?

10. Tốc ký

15-ky-nang-so-freelancer-nen-biet-truoc-tuoi-30-jobsign1

 

Chắc chắn là tất cả chúng ta thường xuyên có thói quen ghi chép những điều quan trọng vào điện thoại hoặc trong email của mình. Nhưng khi cần chúng, bạn có thể dễ dàng tìm thấy không? Nếu không, thì bạn cần cải thiện kỹ năng ghi chép này. Và hãy sử dụng các phần mềm ghi nhanh như một thói quen của bạn.

11. Kiểm tra đạo văn

Chúng ta đang chung sống trong văn hóa copy-and-paste. Thật giả lẫn lộn, trong khi bạn đang tự hào, ngây ngất vì những đoạn văn, bài viết tuyệt hay mà bạn sáng tạo ra, thì một số khác lại cho rằng chúng chỉ là những sản phẩm ăn cắp. Để tránh vô tình sử dụng trùng lặp từ ngữ của người khác, hãy kiểm tra bài viết của bạn bằng các phần mềm chống đạo văn chuyên dụng.

12. Phân tích website

Các phần mềm phân tích website giúp đo lường hiệu suất của trang web của bạn. Chúng cho biết người truy cập website của bạn quan tâm điều gì thông qua những lượt click và dừng lại xem nội dung. Hiểu rõ khách hàng là chìa khóa mang lại thành công.

13. Internet banking

Nếu chưa biết, bạn hãy học cách đăng nhập vào trang web của ngân hàng và thực hiện các giao dịch như kiểm tra số dư, chuyển khoản và thanh toán hóa đơn. Sau khi đã biết cách sử dụng những điều cơ bản, hãy tìm hiểu thêm về các giao dịch bên ngoài và thiết lập tiền gửi hoặc ký quỹ trực tiếp.

14. Lưu trữ đám mây và sao lưu

Đã xưa rồi, cái thời mà mọi người chỉ có thể lưu trữ những thông tin về cuộc sống “ảo” của họ  trên laptop. Ngày nay chúng ta có thể sử dụng rất nhiều công cụ hữu ích và phổ biến để làm việc này như  như Dropbox, Google Drive. Chúng có thể lưu trữ thông tin của bạn dựa trên kỹ thuật điện toán đám mây (cloud) và tự động sao lưu (backup) những dữ liệu quan trọng nhất.

15. Mã hóa dữ liệu

Nhiều người trong chúng ta thường dùng chung một mật khẩu cho hàng chục tài khoản trực tuyến khác nhau. Điều này giúp hacker có thể dễ dàng đột nhập và ăn cắp thông tin, dữ liệu của bạn. Để chúng không xảy ra, hãy học cách mã hóa ổ đĩa cứng của bạn, kiểm soát lưu lượng truy cập Internet, và tìm hiểu về các dịch vụ lưu trữ thông tin trên cloud.